Lần cập nhật gần nhất December 11th, 2019 - 11:38 pm

Cuốn sách này phản ánh rất đúng trí thông minh của con người gắn liền với sự đa dạng về ngành nghề trong cuộc sống hiện nay. “7 loại hình thông minh” giải thích một thực tế là có nhiều người IQ cao nhưng vẫn không thành công trong cuộc sống và ngược lại, cũng như cách thức để phát hiện và phát triển các loại hình thông minh vượt trội của chính bạn và người thân; để chúng ta có thể hạnh phúc và thành công hơn trong cuộc sống. Trí tuệ con người không chỉ được đánh giá thông qua các bài trắc nghiệm IQ, có rất nhiều dạng thông minh khác nhau và có thể mỗi chúng ta đều đang sở hữu một hoặc vài loại trí thông đó.
“Con người trong thực tế luôn luôn sở hữu tất cả 7 loại trí thông minh với ‘mức độ’ khác nhau.”
- Review (2)
- Tóm tắt
Review (2)
Không phải bàn cãi rằng đây là một trong những cuốn sách nền tảng để tìm hiểu về thuyết “đa thông minh”. Ngày nay, ý tưởng cho rằng có rất nhiều loại trí thông minh khác nhau tồn tại bên trong con người đã rất phổ biến, được nhiều nhà khoa học và tâm lí học trên khắp thế giới quan tâm nghiên cứu và phát triển ngày một phong phú. Tất cả bắt đầu với những nghiên cứu của Tiến sĩ Howard Gardner, cha đẻ của học thuyết “trí thông minh đa dạng”, được giới thiệu đến công chúng thông qua quyển sách của ông – Frames of Mind. Hứng thú với việc khám phá bản thân cũng như để hiểu thêm về khái niệm “7 loại hình trí thông minh” (hiện nay đã được cập nhật là 9 loại hình trí thông minh), mình đã tìm đọc quyển sách cùng tên của Thomas Armstrong. Đây là một quyển sách kế thừa những nghiên cứu của Giáo sư Howard Gardner, cùng nhiều kiến thức về trí thông minh được tổng hợp và cả những phương pháp để một cá nhân tự phát triển những khả năng của riêng mình.
Lời nói đầu của tác giả trong cuốn sách này vô cùng hữu ích, nó giúp bạn có một cách tiếp cận và sử dụng quyển sách này sao cho hợp lý, đồng thời cũng là một lời động viên để chúng ta tìm cách phát triển những trí thông minh của riêng mình. Đây là một cuốn sách không phải để đọc từ đầu chí cuối (cũng như rất nhiều quyển self-help khác), hãy chỉ đọc những gì bạn thấy cần thiết cho bản thân, sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và sự tập trung của bạn. Sau khi đã đọc xong các mục trí thông minh mà bạn quan tâm (mà phần này theo mình thấy là hơi chung chung và dễ gây chán), hãy bắt đầu đọc tiếp từ chương 9. Bắt đầu từ đây sẽ có nhiều bàn luận chung cho các loại hình thông minh, cũng như giới thiệu thêm về 2 loại hình thông minh mới. Tác giả cũng đưa ra tiêu chí để có thể phân chia ra các loại trí thông minh khác nhau. Có thể thấy được Giáo sư H. Gardner rất cởi mở và hào phóng khi bàn luận về học thuyết của mình, cho phép người đọc có thể tiếp tục tìm hiểu và phát triển những loại hình trí thông minh còn chưa được khám phá. Mong rằng bạn cũng sẽ tìm được bản thân mình và tiếp tục con đường phát triển bản thân một cách thành công nhất.
– Đức Bùi (Goodreads)
Lý thuyết về trí thông minh đa dạng được TS. Howard Gardner, giáo sư về giáo dạc tại đại học Harvard đề xuất năm 1983. Lý thuyết này cho rằng cách đo đạc trí thông minh của con người căn cứ trên chi số I.Q là một phương pháp hạn chế. Phát triền tiếp lý thuyết này, trên cơ sờ phân tích những bằng chứng liên quan tới não và học thuyết về phân loại trí thông minh cũa TS. Howard Gardner, tác giả cuốn sách, TS.Thomas Armstrong, đã mô tá 7 loại hình trí thông minh của con người:
1. Trí thông minh logic toán: Đây là loại trí thông minh liên quan tới con số (toán học) và mối quan hệ logic giữa các sự vật. Những người có trí thông minh này thường làm việc trong lình vực liên quan tới con số (toán, vật lý, hóa học, ngân hàng, tài chính…)
2. Trí thông minh ngôn ngữ: Đây là loại trí thông minh liên quan tới năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Những người có trí thông minh này thướng là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội…
3. Trí thông minh không gian: Những người có trí thông minh này thường làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật như kiến trúc, hội họa, điêu khắc, địa chất, vật lý thiên văn…
4. Trí thông minh cơ thể: Đây là loại trí thông minh liên quan tới vận động của thân thể thường có ớ những vận động viên thể thao, nghệ sĩ múa…
5. Trí thông minh âm nhạc: Lọai trí thông minh này thể hiện ớ khả năng nghe nhạc, ghi nhớ nhanh giai điệu, sáng tạo ra các bán nhạc…
6. Trí thông minh về nội tâm: Thể hiện ớ khá năng khám phá chiều sâu của bản thân…
7. Trí thông minh trong tương tác cá nhân: Những người có năng lực quan hệ với mọi người, nầm bắt được suy nghĩ của người khác, giỏi hợp tác, tập hợp mọi người, lãnh đạo…Bằng chứng thể chất của các loại trí thông minh này là khi có một tổn thương nào đó trong não thì một loại trí thông minh tương đương bị ánh hướng nặng nề, trong khi những loại trí thông minh khác vẫn tồn tại. Tác giá cùng cho rằng một người có thể sớ hữu đồng thời nhiều loại trí thông minh với những mức độ khác nhau. Điểu này lý giải tại sao có những người xuất sắc trong nhiều lĩnh vực. Dựa trên phân loại trí thông minh và các bài trắc nghiệm cùa tác già, người đọc, hoặc cha mẹ, các nhà giáo dục có thể áp dụng các nguyên tắc giáo dục và học tập phù hợp.
Trong cuốn sách cùa mình, TS. Thomas Armstrong thề hiện sự hi vọng sẽ có các cài cách rộng rãi và mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục để mớ đường cho các loại trí thông minh này được phát hiện và nuôi dường.
– HPU.EDU.VN