“Chữ xưa còn một chút này” gồm 100 mục từ được chia thành hai phần chính. Trong phần đầu, tác giả Nguyễn Thùy Dung giải nghĩa nguồn gốc một số từ Hán Việt, phần sau nói về một số từ đã bị mờ nghĩa hoặc những từ chúng ta quen dùng nhưng không biết ý nghĩa thật sự là gì. Những lý giải trong cuốn sách này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về những câu chuyện xa xưa của chữ nghĩa.
Review Chữ xưa còn một chút này (2)
Các cụ xưa có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, điều này vẫn đúng cho đến ngày nay. Thực tế cho thấy, không chỉ người nước ngoài cảm thấy khó khăn khi học tiếng Việt mà bản thân người Việt Nam chúng ta, những người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng có lúc nhầm lẫn khi nói hoặc viết một số từ nào đó trong một vài tình huống. Nguyên nhân là bởi chúng ta đã quên hoặc không thực sự hiểu ý nghĩa cũng như nguồn gốc của từ ngữ.
Cuốn sách “Chữ xưa còn một chút này” được tác giả Nguyễn Thùy Dung biên soạn từ tình yêu với tiếng Việt, sự tò mò với những con chữ và cũng từ chính những lỗi sai của bản thân trong quá trình viết lách. Khi đọc cuốn sách này nhỏ, độc giả có thể khám phá ra ý nghĩa, những tập tục xa xưa đằng sau những từ ngữ quen thuộc để sử dụng chúng một cách chính xác.
Sách gồm 100 mục từ được chia thành hai phần chính: Phần đầu giải nghĩa nguồn gốc một số từ Hán Việt. Phần sau nói về các từ đã bị mờ nghĩa hoặc những từ chúng ta quen dùng nhưng không biết ý nghĩa thật sự là gì. Sách được trình bày tinh gọn, cô đọng, diễn đạt rõ ràng, có ví dụ cụ thể, nhờ đó người đọc có thể dễ dàng hiểu được nguồn gốc và những nét nghĩa xưa của từ ngữ để có thể áp dụng được vào công việc và cuộc sống với những hiệu quả bất ngờ.
Cuốn sách “Chữ xưa còn một chút này” có thể sẽ cho bạn một vài câu trả lời. Tất nhiên trong phạm vi một cuốn sách nhỏ thì không thể giải đáp hết tất cả những thắc mắc này được, song nó sẽ khiến bạn thấy ngỡ ngàng, thích thú, trỗi dậy mong muốn tiếp tục tìm hiểu thêm về hành trình phát triển của tiếng Việt.Lạm bàn một chút, có một thời gian người ta tranh cãi về việc những từ lóng, teencode mà giới trẻ nghĩ ra liệu có đang phá hủy Tiếng Việt hay không? Có lẽ nhiều người sẽ kịch liệt phản đối cách sử dụng từ có phần ngoại lai, tùy tiện này. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn xa hơn, quan sát dòng chảy của lịch sử thì bạn sẽ nhận ra rằng có những sự thay đổi là tất yếu và có những sự thay đổi chỉ là trào lưu nhất thời rồi sẽ nhanh chóng trôi vào quên lãng.
Sách được chia thành hai phần. Phần đầu giải nghĩa nguồn gốc một số từ Hán Việt, phần sau nói về một số từ đã bị mờ nghĩa hoặc những từ chúng ta quen dùng nhưng không biết ý nghĩa thật sự là gì. Một số từ sẽ giải thích khá dài vì có nhiều chuyện để bàn, nhưng hầu hết đều giải thích ngắn gọn. Nói chung là cũng dễ đọc, bạn cứ lật mục lục, hứng thú với từ nào thì đi xem từ đó
Cuốn sách sẽ còn hữu ích hơn cho những ai đang muốn trau dồi tiếng Việt, viết hay và hiểu rõ hơn vẻ đẹp ngôn ngữ nước mình. Nếu bạn là một người yêu tiếng Việt, muốn làm kho từ vựng của bản thân trở nên phong phú hay chỉ đơn giản là muốn dùng từ chuẩn mực, đúng nghĩa thì nhất định không thể bỏ qua cuốn sách này.
Cứ cẩu thả mãi, liệu chúng ta sẽ đi được bao xa?
Bất chợt dở một trang sách trong cuốn “Chữ xưa còn một chút này” khiến mình nhiều cảm xúc quá!
Trước hết “Chữ xưa còn một chút này” theo chia sẻ của tác giả, những vết tích xa xưa chỉ còn chút ít thôi, lại nhạt dần theo thời gian, ta lưu được bao nhiêu thì lưu vậy. Chữ xưa cũng vậy, còn lại một chút thôi, không nhiều, nhưng chúng ta lại không chắc mình có thể thấu hiểu tất cả.
“CẨU THẢ” khiến mình nhớ lại một câu trong tác phẩm “Đời thừa”, nhà văn Nam Cao có viết: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.
“Cẩu” là tạm, tạm bợ, cái gì không muốn tính tới lâu dài thì gọi là “cẩu”. “Thả” là cứ như thế, hãy thế. “Cẩu thả” là từ dùng để chỉ việc gì đó mà cứ tạm như thế, hãy tạm thời như vậy, không chỉn chu, không cẩn thận là “cẩu thả”.
Hai từ này khiến mình nghĩ đến cuộc sống của chính chúng ta hiện nay, chúng ta sống, chúng ta làm việc có thực sự chỉn chu hay chỉ qua loa đại khái. Ngày xưa hồi đi học, làm bài toán cô giáo hay phê bình mình rằng làm “cẩu thả quá”. Kiểu như phải làm từng bước để ra kết quả, nhưng mình luôn nhảy từ bước này sang bước kia vì nghĩ chẳng cần thiết. Giờ trưởng thành rồi mới nhận ra, bất kể ta làm việc gì cũng không thể cẩu thả được. Chúng ta vì trách nhiệm, vì nghĩa vụ, hay đơn giản vì một điều gì đó cũng nên làm tử tế nhất có thể. Mình thiết nghĩ, cẩu thả thì dễ lắm, một chốc một lát là xong, nhưng sự tử tế thì cần rèn luyện, cần cả đời để xây dựng vun đắp. Cứ cẩu thả mãi, liệu chúng ta sẽ đi được bao xa?