Lần cập nhật gần nhất July 23rd, 2020 - 01:45 pm

Để Xây Dựng Doanh Nghiệp Hiệu Quả kể về câu chuyện của những nhà kinh doanh xây dựng Doanh nghiệp nhận ra nhiều bài học từ việc tự kinh doanh đến trở thành người quản lý công việc kinh doanh, là người chủ doanh nghiệp thực thụ không phải người làm thuê, là Doanh nhân không còn phải ở trong doanh nghiệp mà doanh nghiệp vẫn vận hành hiệu quả.
- Review Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả (2)
- Tóm tắt Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả
Review Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả (2)
Tạo ra một doanh nghiệp cho riêng mình là ước mơ của rất nhiều người. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp nhỏ sau khi thành lập đều đi theo mô hình: thành lập – lớn mạnh nhanh chống – lớn mạnh chậm lại – ổn định, k lớn mạnh – suy yếu – chuyển ngượng.
- Tại sao rất nhiều người bước vào kinh doanh để cuối cùng thất bại?
- Họ đã rút ra những bài học gì?
- Nguyên nhân Hiện nay có rất nhiều tài liệu giúp đỡ để một doanh nghiệp nhỏ thành công, nhưng rất ít người làm được?
E-Myth: Để Tạo dựng doanh nghiệp Hiệu quả sẽ trả lời câu hỏi đó. Nếu bạn đang sở hữu hoặc muốn sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, thì đây là quyển sách dành riêng cho bạn. Là một hiện tượng nổi bật trên thị trường sách, E-Myth: Để Tạo dựng doanh nghiệp hiệu quả đang xoá tan những ngộ nhận về doanh nghiệp. Sau nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm trong vai trò cố vấn cho các doanh nghiệp nhỏ, Michael E. Gerber, tác giả cuốn sách, đang chỉ ra cách thức điều hành doanh nghiệp kết quả.
Cuốn sách mang đến cho bạn 4 ý tưởng sâu sắc mà nếu thấu hiểu được, bạn sẽ có thêm kiến thức và sức mạnh để thiết kế một doanh nghiệp nhỏ lớn mạnh bền vững. Còn nếu bỏ qua, bạn sẽ giống như hàng nghìn người đầu tư công sức, tiền bạc và cả cuộn sống để khởi nghiệp nhưng vẫn thất bại, tốt phải vất vả vật lộn chỉ để duy trì sự tồn tại ngắc ngoải cho doanh nghiệp của mình. “Để xây dững doanh nghiệp hiệu quả” , Gerber chỉ ra một thực tiễn là hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ đều xuất phát từ các nhà chuyên môn: kỹ sư, lập trình viên, kế toán… họ làm rất tốt công việc chuyên môn, vì thế họ tin rằng nếu thành lập doanh nghiệp riêng, họ sẽ có cơ hội tự do làm công việc yêu thích và kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng khi thành lậo doanh nghiệp, các nhà chuyên môn thường có xu hướng tiếp tục làm những gì họ giỏi và phớt lờ các nguyên nhân cần kíp khác của bán hàng. Thiếu mục tiêu nên quá tải, kiệt sức và cuối cùng phá sản. Thay vì sở hữu doanh nghiệp, họ chỉ sở hữu công việc.
Thực ra, vai trò doanh nghiệp hoàn toàn khác: họ cần thiết kế một doanh nghiệp hoạt động độc lập với bản thân. Chủ doanh nghiệp phải hình dung ra sao, cần hoạch định các chiến lược nào về nhân sự, marketing, quản lý… Dần dần, chủ doanh nghiệp phải kiểm tra, đánh giá và thiết lập hệ thống văn bản cho từng vị trí để thay thế mình khi học k có mặt tại doanh nghiệp. Nếu thực hiện hay những điều trên, doanh nghiệp của bạn sẽ trở thành một “sân chơi”, trong đó người khác đều tìm đựơc vị trí phù hợp cho mình để phát huy good nhất năng lực và sở trường của bản thân.
– https://atpbook.vn/
Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp, muốn xây dựng nên cơ ngơi của riêng mình, thì cuốn sách Để xây dựng Doanh nghiệp Hiệu quả sẽ là hành trang tốt cho con đường lập nghiệp của bạn sau này.
Ở Mỹ, hàng năm có rất nhiều người bước vào kinh doanh ở mọi lứa tuổi. Sau năm đầu tiên, ít nhất 40% trong số đó sẽ phá sản. Trong vòng 5 năm tiếp theo, hơn 80% số đó, khoảng 800.000 công ty sẽ phá sản. 80% doanh nghiệp nhỏ tồn tại trong 5 năm đầu sẽ phá sản trong 5 năm tiếp theo.
Nguyên nhân chính không phải do họ thiếu đam mê, thiếu sáng tạo cũng không phải sản phẩm của họ kém chất lượng, mà là đa số mọi người bắt đầu công việc kinh doanh họ khi nền tảng kiến thức về marketing, bán hàng đang ở mức yếu.
BÁN HÀNG = THU NHẬP
Chỉ có bán hàng và marketing mới là lại nguồn thu nhập chính của công ty, ngoài ra người kinh doanh còn phải am hiểu về pháp luật, các con số tài chính, cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hiểu tâm lý của khách hàng….vv
Mỗi một bộ phận trong công ty nó cũng giống một thể thống nhất, nếu một trong số bộ phận nào đó yếu kém, hoặc bị bệnh thì dẫn tới kéo theo các bộ phận khác bị ảnh hưởng, và dần dần căn bệnh trong doanh nghiệp bùng phát nếu không chữa kịp thời thì dẫn tới tử vong,
Vậy bạn quyết định đầu tư học kiến thức ngay bây giờ hay là đến khi gặp phải vấn đề rồi mới tìm thuốc chữa, có câu nói Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Những con số đủ để làm bạn e ngại, và cũng là nguyên nhân ra đời của cuốn sách “E – Myth: Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả”. Chúng ta tạm chia cuốn sách thành 3 phần:
Một là tư tưởng:
Có rất nhiều quan điểm mới về doanh nghiệp, ẩn chứa trong các câu chuyện, lời tư vấn hay kinh nghiệm của chính tác giả:
- Doanh nghiệp là sản phẩm, là đối tượng để làm việc chứ không phải là địa điểm để đến làm việc.
- Doanh nghiệp là sản phẩm của bản kế hoạch cuộc đời của doanh nhân.
- Doanh nghiệp là biểu tượng cho đam mê, uớc mơ của doanh nhân.
- Doanh nghiệp là công cụ để doanh nhân đạt được tự do hoàn toàn.
- Doanh nghiệp phản ánh khao khát muốn thay đổi thế giới của doanh nhân.
Hai là Ứng dụng:
Để DN hoạt động hiệu quả và phù hợp để mở rộng quy mô theo một số loại hình như Nhượng quyền kinh doanh, Nhượng quyền thương hiệu, tác giả gợi ý một chương trình phát triển doanh nghiệp gồm 7 bước như sau:
- Mục đích chính
- Mục tiêu chiến lược
- Chiến lược tổ chức
- Chiến lược quản lý
- Chiến lược nhân sự
- Chiến lược marketing
- Chiến lược hệ thống
Ba là Cách thể hiện:
Toàn bộ nội dung Chương trình phát triển doanh nghiệp được thể hiện bằng câu chuyện của tác giả với một chủ tiệm bánh – Sarah.
Đó là một thợ làm bánh giỏi. Nghe theo lời khuyên của bạn bè, Sarah mở một tiệm bánh. Thời gian đầu, cô luôn vui vẻ vì được làm công việc mình yêu thích. Khách hàng rất hài lòng về chất lượng bánh cũng như chất lượng phục vụ. Cho đến khi, số lượng khách đến với cửa hàng bắt đầu đông hơn.
Vì cửa hàng chỉ có mình Sarah nên để đáp ứng nhu cầu của tất cả làm điều không thể. Những vấn đề bắt đầu xuất hiện. Những lời phàn nàn của khách hàng bắt đầu xuất hiện. Cô bắt đầu không vui vẻ để đón khách như lúc trước. Sarah bắt đầu thấy không còn hứng thú với công việc.
Rồi Sarah thuê nhân viên đầu tiên – Harry. Công việc chính của Harry là kế toán. Nhưng trong thời gian đầu, công việc chưa nhiều, Sarah giao thêm cho Harry việc trả lời điện thoại, rồi giao hàng, chăm sóc khách hàng, tuyển nhân viên. Niềm vui trở lại với Sarah vì cô gần như không phải làm việc mà chỉ là quản lý. Cho đến khi, những lời than phiền của khách hàng lại xuất hiện.
Cách cư xử không đúng mực, tài khoản bị thấu chi, hàng hóa bị trả lại… Sarah đích thân đi kiểm tra công việc. Cô ngạc nhiên và bực tức khi thấy mọi thứ không theo đúng ý mình. Cô xa thải mọi nhân viên và lại tự mình đảm nhận mọi việc vì cảm thấy không còn tin tưởng bất kỳ ai.
Khi gặp tác giả, Sarah đã kinh doanh cửa hàng bánh được ba năm và vẫn đang tự mình làm mọi thứ. Một ngày của cô bắt đầu từ 2 giờ sáng và kết thúc lúc 10 giờ đêm. Cô đang trải qua những năm ngày tồi tệ nhất cuộc đời đời. Công việc cô từng yêu thích, từng là niềm đam mê và cả thanh xuân, nay trở thành nỗi kinh hoàng. Đôi lúc cô đã nghĩ dến việc muốn từ bỏ. Và đó là lúc tác giả hướng đã chỉ cho cô một vài bí quyết để phát triển doanh nghiệp hiệu quả.