• Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

Người ham đọc

Tổng hợp và chia sẻ Review sách, Tóm tắt sách, Trích dẫn hay và Ebook

  • Sách hay nên đọc
  • Truyện ngôn tình hay nên đọc
    • Weibo tác giả ngôn tình
  • Giới thiệu sách hay
  • Chính sách quyền riêng tư
You are here: Home / Sách kỹ năng sống / Sách tư duy - kỹ năng sống / Đi Tìm Lẽ Sống – Viktor Emil Frankl

February 26, 2020

Đi Tìm Lẽ Sống – Viktor Emil Frankl

Lần cập nhật gần nhất March 5th, 2020 - 10:00 am

Đi Tìm Lẽ Sống là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được sống an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu ông là một trong số ít người còn sống sót…

Review (2)

“Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế.”

Tôi nghĩ lời mở đầu bên trên của Harold S. Kushner đã quá đủ để giới thiệu về cuốn sách kinh điển của Viktor Franklin, cuốn Đi Tìm Lẽ Sống.

Viktor Franklin, 1 Tiến Sĩ – Bác Sĩ tâm lý người Áo gốc Do Thái, ngay trước khi cuộc thảm sát Do Thái xảy ra giống nhưng một số khoa học gia, trí thức Do Thái nổi tiếng ông được mời đến lãnh sự quán của Mỹ nhằm mục đích đưa ông qua Mỹ trốn chạy cuộc diệt chủng sắp xảy ra. Nhưng vì lo cho cha mẹ ông từ chối lời đề nghị, chấp nhận bước chân vào trại tập trung Do Thái của Đức Quốc Xã. Trải qua 3 năm tại các trại Auswitz và Dachau, Frankl đã có một cơ hội hiếm có để quan sát tâm lý của con người khi ở nơi địa ngục trần gian, dưới đáy tuyệt vọng.

Cuốn sách của Frankl rất kỳ lạ, nó miêu ta rất chi tiết, rất thật những điều tồi tệ ta khó tưởng tượng đã xảy ra ở trại tập trung nhưng nó không hẳn là một cuốn tự truyện, cũng không hẳn là một cuốn sách lịch sử nhằm lên án Phát Xít Đức. Là một tù nhân đối mặt với sự sống cái chết có thể vào lò thiêu hay phòng hơi ngạt bất cứ giây phút nào, Frankl không chỉ cố “tồn tại”, ông quan sát tâm lý của từng con người ở đây dưới con mắt của một nhà khoa học. Ông như một người “ngộ đạo” sau khi trải qua sự sống cái chết vậy. Ông làm tôi nhớ tới Vương Dương Minh đời Minh chỉ ngộ ra rất nhiều điều sau khi nằm vào quan tài đá để chờ cái chết.

Nếu bạn từng trăn trở Lẽ sống là gì? Điều ý nghĩa cuộc đời là gì? Thì hãy đọc cuốn sách này của Frankl, có lẽ sẽ khó mà cảm nhận hết những gì ông hay những người tù Do Thái khác đã trải qua nhưng biết đâu bạn sẽ tìm thấy lẽ sống của riêng mình hay đơn giản chỉ là cảm thấy nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống mà trước giờ chưa từng cảm thấy.

“Người nào có lý do để sống thì có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh” – Nietzche

– Võ Văn Cường

Đọc xong Đi tìm lẽ sống của Frankl, tôi chợt nhớ tới một bộ phim “Cậu bé mang Pyjama sọc” chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của John Boyne’s.
Cả hai đều dựa trên chủ đề về diệt chủng người Do Thái nhưng mỗi tác phẩm lại viết theo những cách nhìn rất ấn tượng.

– Cậu bé mang Pyjama sọc diễn ra theo cách một đứa trẻ 8 tuổi nhìn thấy, cảm nhận và trao tình cảm, sự chân thành của mình cho một đứa trẻ khác ở phía bên trong hàng rào trại tập trung.

– Còn Đi tìm lẽ sống, Frankl viết theo cách nhìn của một người trong cuộc, không phải để tả con người sống cực khổ như thế nào hay chết theo cách tàn nhẫn ra sao, mà ông viết về “người” mà họ lựa chọn sẽ trở thành khi ở trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó. Có những người lựa chọn từ bỏ phẩm giá của mình, họ trở nên độc ác, vô tình, bắt nạt bạn tù khác,để có thể sinh tồn càng lâu càng tốt. Nhưng cũng có người giữ lại được lòng dũng cảm, sự tự trọng, lòng thương người, giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh.

Cuộc sống của tất cả họ là sự tồn tại tạm bợ và vô hạn định cho đến khi đến khi họ tìm thấy lẽ sống của mình, dù lẽ sống ấy là tốt hay xấu.

Khi một việc tồi tệ cứ đến với bạn bất chấp việc bạn có đồng ý hay không thì hãy xem nó như 1 cơ hội.

Và Frankl xem việc bị đưa vào trại tập trung là một cơ hội mà số phận đã đem đến cho ông để ông chứng minh lòng dũng cảm của mình, rằng ông có thể trở thành ai khi toàn bộ cuộc đời trước đây hoàn toàn bị từ bỏ.

Ông quan sát cách mọi người phản ứng khi bị đánh, bị đói, bị rét, bị đưa đến phòng hơi ngạt…cách mọi người dần thay đổi, về tâm lý, về tính cách, hành xử. Ông lý giải được tại sao lại có sự thay đổi như vậy, ông hiểu sự lựa chọn của họ. Khi thể xác của một người ngã quỵ thì họ vẫn sống nhưng khi tâm hồn họ không đứng dậy nữa có nghĩa là họ mãi mãi nằm xuống. Và những tháng ngày ý nghĩa trong trại tập trung của ông bắt đầu.

“Hoàn cảnh có thể lấy đi mọi thứ bạn có, chỉ trừ một thứ: sự tự do lựa chọn cách mà bạn phản ứng lại nó…Ở đâu con người cũng phải đương đầu với số phận và cũng có cơ hội đạt được điều gì đó từ chính nỗi đau của mình” Đúng không các bạn?

– Nguyễn Thu Trang

Tóm tắt

[…]

Đôi nét về Viktor Emil Frankl

Tác giả sinh ngày 26/3/1905, trong những năm 1923 – 1939 học ngành y tại Đại học Vienna và hành nghề bác sỹ tâm thần ở Áo. Khi cuộc khủng bố người Do Thái bước vào giai đoạn ác liệt năm 1942, dù đã được cấp phép qua Mỹ nhưng ông quyết định không chạy trốn phát xít để ở lại chăm sóc mẹ cha già. Và bất ngờ không thể tránh khỏi ập đến, tháng 9 năm 1942 cả gia đình ông bị phát xít bắt, suốt 3 năm Frankl bị chuyển qua 4 trại tập chung. Trong tù ông vẫn trị liệu tâm lý cho những người bạn cùng cảnh ngộ.

Đến năm 1945, khi được giải thoát khỏi trại tập chung, ông là người duy nhất sống sót trong gia đình. Ông tiếp tục làm việc tại Vienna với tư cách một chuyên gia tâm thần học, chữa trị cho các nạn nhân chiến tranh. Chỉ trong vòng 9 ngày của năm 1946, ông đã viết song cuốn sách Đi Tìm Lẽ Sống với số lượng phát hành kỷ lục. Ông được mời diễn thuyết ở khắp nơi, khắp châu lục, giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng như Harvard, Sanford và được 29 trường đại học trao học vị danh dự. Thật buồn khi ông mất vào năm mà Nhật Hạ sinh, ngày 02/09/1997 tại Vienna, thọ 92 tuổi. Một cuộc đời để lại bao cảm hứng không chỉ riêng cho giới trẻ.

Nội dung xoay quanh Đi tìm lẽ sống

Làm sao mà con người có thể sống và vượt qua nỗi khổ về thể xác lẫn tinh thần nhiều như vậy? Họ không được đối xử như những con người, không đồ dùng cá nhân, không áo rét, không đủ thức ăn để sống, không thuốc men, không biết chết bất cứ lúc nào và đặc biệt không được thấy thế giới bên ngoài bức tường thép gai. Cuộc sống hằng ngày diễn ra tại trại tập trung như là cơn ác mộng của những trận đòn roi, những lời quát chua chát trong thời tiết lạnh giá. Cái chết dần trở thành chuyện thường như cơm bữa, nhưng khi một người chết đi lại trở thành cái xác có giá trị để cho những người sống tranh giành nhau những vật dụng còn sót lại như chiếc giày rách, áo rách và đôi khi chỉ là một sợi dây nhỏ còn tận dụng được… Ấy vậy, chết cũng không có chỗ chôn. Lúc táng tận lương tâm hơn những cái xác trở thành những miếng thịt béo bở dành cho những tù nhân đói khát còn sống lại.

Trại tập trung Đức quốc xã – cơn ác mộng của con người, nơi tận cùng của nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn. Nơi chôn vùi sự sống, biến con người thành công cụ, biến con người thành con vật mất đi nhân tính. Đâu là con đường sống sót trong những giấy phút hoang mang sợ hãi, đớn đau, mất hy vọng, và lầm lạc lẽ sống… Khi trở về thì sao? Trở về và biết rằng không còn ai chờ đợi mình, trở về với những vết sẹo trong tâm hồn, những giằng xé nội tâm, những ẩn ức tâm lý và hoàn toàn mất đi lẽ sống, rồi bị biến dạng nhân tính, trở nên cay đắng với cuộc đời.

Với tư cách là một bác sỹ tâm lý, sau khi trải qua cảnh địa ngục trần gian đó, Frankl kết luận rằng ngay cả trong hoàn cảnh vô nghĩa, đau đớn và nhẫn tâm nhất, cuộc sống vẫn tiềm ẩn ý nghĩa. Ông dạy mình và người khác không bao giờ được quên rằng chúng ta vẫn có thể tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời ngay cả khi đối diện với một tình huống vô vọng, một số phận không thể thay đổi. Bởi lẽ, ý nghĩa của cuộc sống có thể tìm thấy trong mọi khoảnh khắc, cuộc sống không bao giờ mất hết ý nghĩa, ngay cả khi phải chịu đau đớn và cái chết.

Cuốn sách là những trải nghiệm trong trại tập trung, những sơ lược về liệu pháp ý nghĩa mà tác giả đã dày công nghiên cứu trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Bên cạnh đó là những bài học về liệu pháp ý nghĩa, tình yêu, sự tồn tại, rối loạn thần kinh… mà tác giả đề cập đến. Vậy làm thế nào để bạn có thể tìm được ý nghĩa cuộc sống từ cuốn sách này? Theo liệu pháp ý nghĩa thì có 3 con đường nhờ đó con người sẽ đạt đên ý nghĩa cuộc sống của mình. Một là làm việc, hai là trải nghiệm – nhất là trải nghiệm về tình yêu thương, ba là vượt lên số phận và thay đổi bản thân.

Tình yêu là cách duy nhất để thâu hiểu đến tận cùng một con người. Không ai có thể nhận thức đầy đủ về bản chất của một người trừ khi đã đem lòng yêu thương người ấy.

Nếu một người không thể thay đổi hoàn cảnh khiến mình đau khổ thì người đó vẫn có thể chọn cho mình một thái độ sống.

Đi tìm lẽ sống dần trở thành một quyển sách kinh điển và sẽ luôn là phương thuốc hữu hiệu nâng đỡ tinh thần con người, nhất là trong cuộc sống hằng ngày nay. Khi đối mặt với những cảm giác tuyệt vọng vì mất đi tất cả hãy nhớ rằng đã có người như Frankl.

– Nhật Minh

Có thể bạn muốn đọc thêm:

[Review - Tóm tắt] Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch - Rolf Dobelli
Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch – Rolf Dobelli
[Review] Tư Duy Sâu - Diệp Tu
Tư Duy Sâu – Diệp Tu
[Review] Đa Năng Trong Thế Giới Phẳng - Amilie Wapnick
Đa Năng Trong Thế Giới Phẳng – Amilie Wapnick

[Review - Trích dẫn] Muốn Lười Phải Khôn - Jim Randel
Muốn Lười Phải Khôn – Jim Randel
[Review] Đọc Nhiều Nhớ Được Bao Nhiêu? - Zion Kabasawa
Đọc Nhiều Nhớ Được Bao Nhiêu? – Zion Kabasawa
[Review - Trích dẫn] Đừng Để Cảm Xúc Thôi Miên Lý Trí - Mike Bechtle
Đừng Để Cảm Xúc Thôi Miên Lý Trí – Mike Bechtle

Filed Under: Sách tư duy - kỹ năng sống Tagged With: Viktor Emil Frankl

Nếu bạn yêu thích cuốn sách, cảm thấy nội dung lôi cuốn, phù hợp với nhu cầu đọc của bản thân thì hãy mua SÁCH BẢN QUYỀN để ủng hộ tác giả và nhà xuất bản, để lại cho họ những nhận xét, góp ý chân thật nhất về cách hành văn, chất lượng sách.

Nhà sách Shopee Mall
Nhà sách Tiki

Để có thêm nhiều sự lựa chọn, bạn có thể truy cập 2 đường link dưới đây để xem danh sách tất cả những sách truyện đã được tổng hợp review, tóm tắt, trích dẫn

  • Sách hay nên đọc
  • Truyện ngôn tình hay nên đọc

Primary Sidebar

Tìm nội dung bạn muốn đọc

Danh mục

  • Sách kiến thức tổng hợp (37)
    • Kiến thức bách khoa (2)
    • Lịch sử thế giới (3)
    • Tầm nhìn thế giới (12)
    • Tôn giáo – Tâm linh (4)
    • Y học – Dinh Dưỡng (7)
  • Sách kinh tế (62)
    • Bài học kinh doanh (14)
    • Sách dạy làm giàu (2)
    • Sách doanh nhân (5)
    • Sách đầu tư (2)
    • Sách khởi nghiệp (3)
    • Sách kinh tế học (8)
    • Sách kỹ năng làm việc (13)
    • Sách Marketing – Bán hàng (8)
    • Sách tài chính tiền tệ (3)
  • Sách kỹ năng sống (165)
    • Sách nghệ thuật sống đẹp (31)
    • Sách tư duy – kỹ năng sống (116)
  • Sách văn học (192)
    • Du ký (4)
    • Tiểu sử – Hồi ký – Tự truyện (17)
    • Tiểu thuyết lãng mạn (19)
    • Truyện dài (15)
    • Truyện đam mỹ (1)
    • Truyện Giả tưởng – Huyền Bí – Phiêu Lưu (3)
    • Truyện ngắn – Tản văn – Tạp văn (41)
    • Truyện tiên hiệp (1)
    • Truyện trinh thám (7)
    • Văn học Hàn Quốc (11)
    • Văn học kinh điển (15)
    • Văn học Nhật Bản (18)
    • Văn học thiếu nhi (16)
    • Văn học tuổi mới lớn (12)
    • Văn học Việt Nam (18)
  • Truyện ngôn tình (84)
    • Ngôn tình cổ đại (21)
      • Ngôn tình cung đấu (10)
      • Ngôn tình điền văn (1)
      • Ngôn tình giang hồ (1)
    • Ngôn tình hiện đại (51)
      • Ngôn tình hắc bang (5)
      • Ngôn tình showbiz (1)
      • Ngôn tình thanh mai trúc mã (2)
      • Ngôn tình thanh xuân vườn trường (16)
      • Ngôn tình võng du (3)
    • Ngôn tình huyền huyễn (11)
    • Ngôn tình ngược (17)
    • Ngôn tình oan gia (8)
    • Ngôn tình trinh thám (3)
    • Ngôn tình trọng sinh (3)
    • Ngôn tình xuyên không (6)

Top tác giả

Nguyễn Nhật Ánh (5) Lý Thượng Long (5) Cố Mạn (4) Vãn Tình (4) Đinh Mặc (3) Mặc Bảo Phi Bảo (3) Cửu Nguyệt Hi (3) Luis Sepulveda (3) Yuval Noah Harari (3) Đặng Hoàng Giang (3) Bát Nguyệt Trường An (3) Kanae Minato (3) Robin Sharma (3) Malcolm Gladwell (3) Matt Haig (2) Rosie Nguyễn (2) Adam Khoo (2) Ashlee Vance (2) Zion Kabasawa (2) Fukuzawa Yukichi (2) Stephen J. Dubner (2) Nguyễn Ngọc Thạch (2) Diệp Lạc Vô Tâm (2) Hector Malot (2) Kiên Trần (2) Thập Tứ Lang (2) Dale Carnegie (2) Phạm Sỹ Thanh (2) Richard Wiseman (2) Steven D. Levitt (2) Shinkai Makoto (2) Meik Wiking (2) Paulo Coelho (2) Higashino Keigo (2) Trí (2) Jim Randel (2) Quan Đông Dã Khách (2) Tony Buổi Sáng (2) Nguyên Phong (2) Tửu Tiểu Thất (2) Napoleon Hill (2) Triệu Kiền Kiền (2) Haruki Murakami (2) Cửu Lộ Phi Hương (2) Jennifer L. Scott (2) Dương Thụy (2) Walter Isaacson (2) Kazuo Ishiguro (2) Phỉ Ngã Tư Tồn (2) Hae Min (2) Gari (2) Khaled Hosseini (2) Hoàng Hải Nguyễn (2) Huyền Trang Bất Hối (2) Đường Thất Công Tử (2) Lương Sảng (2) Rachel Hollis (2) Bạch Lạc Mai (2) Lý Ái Linh (2) Hermann Hesse (2) Đồng Hoa (2) Jeffrey Archer (2) Minh Nguyệt Thính Phong (2) John Green (2) Jack Trout (2) Nicola Yoon (2) Lư Tư Hạo (2) Nguyễn Ngọc Tư (2) Đoàn Giỏi (1) Thomas M. Campbell II (1) Jimmy Liao (1) T. Colin Campbell (1) Kỳ Tử Hòa Tùng Tử (1) Don Miguel Ruiz (1) Luis Prats (1) Barbara Emrys (1) Natori Hougen (1) Ichikawa Takuji (1) Phạm Lữ Ân (1) Jandy Nelson (1) Peter Frankopan (1) Nguyên Bảo (1) Chetan Bhagat (1) Vũ Trọng Phụng (1) Lam Bạch Sắc (1) Chris Yeh (1) Lâm Hy (1) Reid Hoffman (1) Charles Whitfield (1) Russ Hudson (1) Don Richard Riso (1) Đặng Thùy Trâm (1) Shiva Ryu (1) Max Kirishima (1) Peter Worley (1) Og Mandino (1) Tư Mã Quang (1) Lư Tô Vỹ (1) Nakano Akira (1) Thiên Y Hữu Phong (1)

NUHADO© 2021 · NỘI DUNG ĐƯỢC TỔNG HỢP VÀ BIÊN TẬP TỪ NHIỀU NGUỒN VỚI MỤC ĐÍCH LƯU TRỮ.
📖 Review, tóm tắt sách hay nên đọc
📜 Review truyện ngôn tình hay nên đọc
📝 Top sách hay theo chủ đề