“Đời bạn, bạn không sống, ai sống hộ?” – cuốn sách về tư tưởng độc lập và tinh thần tự lực của người Nhật, đã trở thành nguồn cảm hứng cho hàng triệu độc giả Châu Á, giúp họ bước qua những định kiến xã hội, sống cuộc đời trọn vẹn và ý nghĩa. Khác với những tuyên ngôn hùng hồn của cánh đàn ông, Kazuko Watanabe vẫn mang vào tác phẩm sức hút truyền cảm, nhẹ nhàng mà không kém phần sâu sắc.
Đời bạn, bạn không sống, ai sống hộ? – Hãy tự hỏi bản thân, hãy nghĩ xem trên đời này có quyền lực nào có thể mua lại thời gian hay một cuộc sống mới
Review (2)
Chúng ta học được gì từ cách sống của người Nhật?
Trong khi những người hàng xóm Châu Á còn giữ nguyên tư tưởng “Còn bé nhờ cậy cha mẹ, trưởng thành nhờ cậy vợ chồng, về già nhờ cậy con cái”, Nhật Bản từ lâu đã biến mình thành một con sói cô đơn.
Điều gì đã khiến Nhật Bản vượt qua chiến tranh tàn khốc, trở thành một cường quốc? Điều gì đã giúp những người dân đương đầu với thiên tai mỗi năm, tiếp tục cuộc sống gắn bó với đảo quốc nhỏ bé này?
Đó chính là TINH THẦN TỰ LỰC! Không dựa dẫm, không làm phiền, không trông chờ người khác sống hộ mình, đó chính là một phẩm chất cao quý, là “phép màu” đã giúp người Nhật sống tốt qua những thử thách khắc nghiệt!
“Đời bạn, bạn không sống, ai sống hộ?” chính là cuốn sách truyền tải đầy đủ tư tưởng độc lập và tinh thần tự lực đáng quý đó của người Nhật, giúp bạn hiểu được tại sao người Nhật lại luôn được bạn bè thế giới ngưỡng mộ về sự mạnh mẽ, kỷ luật, và những phát kiến, sáng tạo vượt ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.
Rồi thì bạn sẽ biết, vấn đề ở đây chính là lối suy nghĩ đã được các thế hệ đi trước gièn giũa, làm gương cho thế hệ đi sau, dần dần hình thành nên một hệ tư tưởng vững chắc đậm chất người Nhật.
Vẫn là giọng văn nhẹ nhàng, truyền cảm mà không kém phần cứng cỏi, vẫn là cái nhìn lạc quan, thấu hiểu lẽ đời ấy của Kazuko Watanabe khiến người đọc từ từ mà “vỡ ra” được rất nhiều thứ về cách sống, sách tận hưởng, cách đương đầu với thử thách, cách dạy dỗ con cái, cách chiêm nghiệm về tuổi “già”…
Thời gian chẳng bao giờ nhân nhượng với một ai, nên nếu hiện tại lãng phí thì sau này sớm muộn gì cũng phải hối hận. Đứng lên, và sống cho bản thân ngay đi. Bởi đời bạn, bạn không sống, thì ai sống hộ?
- Nhật Lệ
Điều gì đã khiến Nhật Bản vượt qua chiến tranh tàn khốc, trở thành một cường quốc? Điều gì đã giúp những người dân đương đầu với thiên tai mỗi năm, tiếp tục cuộc sống gắn bó với đảo quốc nhỏ bé này? Đó chính là tinh thần tự lực! Không dựa dẫm, không làm phiền người khác, không trông chờ người khác sống hộ mình, đó chính là một phẩm chất cao quý, là “phép màu” đã giúp người Nhật sống tốt qua những thử thách khắc nghiệt!
“Đời bạn, bạn không sống, ai sống hộ?” – cuốn sách đã bán được hơn 2 TRIỆU BẢN tại xứ sở hoa anh đào, là những lời tâm huyết đúc kết bởi nữ nhà văn nổi tiếng Kazuko Watanabe, để bạn thấu hiểu:Cuộc sống sẽ không dành cho bạn những thử thách vô nghĩa. Mỗi sự việc xảy ra đều có lý do của nó, việc của bạn là chấp nhận và lựa chọn cách đối mặt.
Những thử thách trong cuộc đời đều chỉ có một mục đích duy nhất là rèn luyện bạn thành một viên kim cương tỏa sáng. Còn điều gì quan trọng hơn sự tự tin vào năng lực của chính mình? Khi bạn có khả năng kiếm tiền, bạn có thể nhìn thấy cơ hội trong mọi nghề nghiệp. Khi bạn có thể thấu hiểu quy luật của cuộc sống, bạn có thể sống ở bất cứ nơi đâu.
Chúng ta không thể lựa chọn xuất thân, nhưng có thể lựa chọn cách sống. Và sự thay đổi bắt đầu ngay từ giây phút bạn thay đổi tư duy và hành động, nhận thức được bạn chính là người duy nhất phải gánh vác cuộc đời mình.
“Đời bạn, bạn không sống, ai sống hộ?” – cuốn sách về tư tưởng độc lập và tinh thần tự lực của người Nhật, đã trở thành nguồn cảm hứng cho hàng triệu độc giả Châu Á, giúp họ bước qua những định kiến xã hội, sống cuộc đời trọn vẹn và ý nghĩa. Khác với những tuyên ngôn hùng hồn của cánh đàn ông, Kazuko Watanabe vẫn mang vào tác phẩm sức hút truyền cảm, nhẹ nhàng mà không kém phần sâu sắc. Hãy tự hỏi bản thân, hãy nghĩ xem trên đời này có quyền lực nào có thể mua lại thời gian hay một cuộc sống mới cho bạn hay không? Nếu có, hãy cứ sống lãng phí và hời hợt như vậy. Nếu không, thì bắt đầu sống cho mình ngay thôi!
Trích dẫn
“Mất đi hy vọng cũng giống như mất đi ý chí sinh tồn vậy. Nếu bạn có thể vực dậy trái tim mình, dù cho có trải qua bao nhiêu tình huống khổ đau bạn vẫn có thể chịu đựng được đến cùng.”
“Làm việc là một điều tuyệt vời, nhưng dù thế nào bạn cũng không được phép trở thành nô lệ cho công việc.”
“Cô độc là một môn học bắt buộc của cuộc đời, không ai có thể giúp bạn trải qua nó cả. Cho nên mong rằng bạn sẽ biến mình thành ánh mặt trời, rực rỡ chứ không đau thương.”
[…] Người cha nói với đứa con bị bắt vì tội ăn cắp đồ dùng văn phòng phẩm ở cửa hàng như thế này: “Đúng là đồ ngu. Những đứa trẻ khác ở tuổi mày sẽ biết chờ bố mẹ đi làm về và không bao giờ trộm cắp.”
Trẻ em không bao giờ trở thành người giống y như trong lời cha mẹ hay giáo viên nói với chúng, nhưng chúng sẽ trở thành những người giống như những gì cha mẹ và giáo viên thể hiện trước mặt chúng.
Chính vì thế, trẻ cần có những tấm gương tốt xung quanh mình. Điều này có nghĩa là cha mẹ và giáo viên cũng phải nỗ lực thể hiện bản thân mình nếu như muốn trẻ “lớn lên như mình, như kì vọng của mình”
[…] Dù đêm đen có đau khổ, nhưng ngày mới nhất định sẽ đến…
Bao giờ cũng vậy, đi đến tận cùng nỗi đau sẽ chạm được đến hạnh phúc. Chỉ cần ta tin, và đừng từ bỏ.
“Mất đi hy vọng cũng giống như mất đi ý chí sinh tồn vậy. Nếu bạn có thể vực dậy trái tim mình, dù cho có trải qua bao nhiêu tình huống khổ đau bạn vẫn có thể chịu đựng được đến cùng.”
[…] Sống làm sao để không hổ thẹn với lương tâm của mình là được rồi, còn người ngoài nói làm sao, suy nghĩ thế nào, thì kệ họ. Là người chứ đâu phải là viên đất nặn đâu mà để cho người ta thích nặn thành hình thù gì thì thành hình thù ấy được!
Đời này là của mình, không sống cho mình, thì sống cho ai?
[…] Bất cứ ai cố gắng kéo bạn xuống đều sẽ nằm dưới bạn
Bạn đã bao giờ cảm thấy sợ hãi về những gì người khác nghĩ hoặc nói về bạn? Nếu bạn tìm kiếm và bận tâm đến những đánh giá của người khác trước khi đưa ra quyết định thì bạn sẽ không bao giờ được là chính mình. Nếu ai đó dùng những lời lẽ không hay nói về bạn, hãy phớt lờ nó đi vì những nhận xét đó không thực sự quan trọng với bạn.
Tự bạn có giá trị của riêng mình và giá trị đó không liên quan đến những đánh giá của người khác. Khi bạn có được sự can đảm và bước ra khỏi vùng an toàn để có hành động tích cực trong cuộc sống, sẽ có những người sẽ hỗ trợ bạn, phớt lờ bạn, từ chối bạn và không đồng tình với bạn – và tất cả điều đó đều hết sức bình thường. Chỉ cần quan tâm đến những người ủng hộ và khích lệ bạn thôi.