Nhan Phá Nguyệt suốt đời này chẳng quên, đêm đó đôi mắt chàng đã mù, thương tích đầy mình, nhưng vẫn cố chấp cõng nàng, chạy điên cuồng trong sương mù lạnh lẽo. Nếu lại cho hắn một cơ hội, hắn vẫn sẽ không hối hận khi từ bỏ giang sơn vì nàng.
Review Giang sơn bất hối (2)
Hay tin “Giang Sơn Bất Hối” của Đinh Mặc sắp chuyển thể, em lại lặn lội đào cái review cũ của mình lên để đi câu kéo cảm tình. Lúc nào cũng cảm giác trời đất bao la mình em team “Bất Hối” mình em team “Bộ Thiên Hành” nên em phải đi bảo vệ người yêu, bảo vệ nam chính của em #teamnamchính
Review ngắn gọn một cho những ai vẫn còn chần chừ chưa muốn đọc “Giang Sơn Bất Hối” của Đinh Mặc
Tuy đây là tác phẩm đã được Đinh Mặc viết xong từ lâu nhưng gần đây tớ mới bắt đầu đọc nó. Cổ đại, dài dòng có vẻ như là những vật cản lớn nhất khiến những người đã sớm quen với các tác phẩm viễn tưởng, trinh thám của Đinh Mặc như chúng ta cảm thấy ngần ngại trước bộ sách này.
Tuy nhiên, với tớ đây lại chính là tác phẩm gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong số các bộ sách đã đọc gần đây của bà. Lâu lắm rồi mới lại có cảm giác cái tên Đinh Mặc để lại trong lòng mình nhiều ấn tượng đến thế.
“Giang Sơn Bất Hối” là cổ đại, nhưng nó không xoay quanh cung đấu, gia đấu, không phải là thế giới mà ở đó nam anh tuấn nữ thiên tài, được người người ca tụng, gặp khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Vậy thì tại sao nó lại gây ấn tượng mạnh với tớ đến thế, có thể vượt qua biết bao tác phẩm cổ đại muôn màu muôn vẻ khác?
Bởi vì tớ cho rằng đây là một câu chuyện đặc biệt. Nó có hoàng thượng, có bề tôi, có cái sự thân bất do kỷ trong cái thời đại vua là thần là Phật, nhưng không có cái sự áp bách khó chịu như bao câu chuyện cung đấu khác. Bao trùm cả tác phẩm là sự tự do, là khí phách hào hùng dời non lấp bể, là hoài bão của Bộ Thiên Hành. Người đàn ông ấy mong muốn bảo vệ giang sơn, mong muốn cho thiên hạ thái bình, lại chưa từng mong muốn sẽ trở thành kẻ đứng trên vạn người mà nắm lấy tất cả. Anh ta mạnh mẽ, bất khuất mà lại phóng khoáng, tự do, anh ta có tinh thần và tự tôn dân tộc, có phép tắc của chính bản thân mình, nhưng vẫn sẵn sàng cúi đầu trước người thầy nay đã bị gọi là gian tế, sẵn sàng đứng trước bao người bảo vệ cô gái mình yêu thương.
Một người đàn ông ôm ấp cả giấc mộng Giang Sơn, nhưng Không Hối Hận khi từ bỏ mọi thứ vì một người con gái.
Có lẽ một phần bởi vì trước khi đến với tác phẩm này, tớ đã vô tình bắt gặp một câu chuyện khác, kể về một người đàn ông vì tham vọng quyền lực của mình mà hy sinh cả người con gái mình yêu, đưa cô ấy vào cung làm phi tử. Mà người con gái ấy, đến chết vẫn yêu anh ta, yêu luôn cả cái hoài bão viển vông cuối cùng cũng tan theo bọt nước đó. Bộ Thiên Hành không như vậy. Anh ta là tướng quân, anh ta mạnh mẽ, anh ta trung quân ái quốc, sẵn sàng trở mặt với bạn bè để bảo vệ Đại Tư, nhưng anh ta không từ bỏ Phá Nguyệt được.
Ở bên trong tác phẩm này, vẫn có thể bắt gặp chút gì đó rất Đinh Mặc, giống như thứ văn phong day dứt chúng ta từng ám ảnh của Từ bi thành.
Là một Dung Trạm đến bạc đầu vẫn yêu thương Phá Nguyệt, một thứ tình yêu như dòng nước âm ỉ chảy qua bao tháng năm, không thể cạn khô, lại chẳng thể cho chàng hạnh phúc
Là những cuộc gặp gỡ trên con đường ngao du của Bộ Thiên Hành và Nhan Phá Nguyệt. Có những kẻ tưởng là thù hóa ra đến phút chót vẫn ra tay tương cứu, bỏ mạng vì mình. Lại có những người hào kiệt một phương những mong kết làm huynh đệ, cuối cùng vẫn phải vùi thây nơi sa trường, dập tắt mọi mong ước.
Giang Sơn Bất Hối không phải một thể loại mà Đinh Mặc thường viết, nhưng chị đã làm rất tốt phần việc của mình khi khắc họa nên những con người tuyệt vời như Bộ Thiên Hành, Nhan Phá Nguyệt, Mộ Dung Trạm hay Đường Thập Tam, Đường Khanh. Không hoa mĩ, không bí ẩn, không đồ sộ hay bao la, nó chỉ như một bản trường ca có cả hạnh phúc ngọt ngào, có cả những giây phút lắng đọng đau thương về một vùng đất thời loạn thế.
Tớ nghĩ bạn vẫn có thể tìm kiếm một Đinh Mặc quen thuộc trong tác phẩm này, dẫu rằng đó là một thể loại xa lạ với chị ấy. Bộ Thiên Hành cũng không phải là một chàng trai mạnh mẽ vô địch như bao người khác, không phải tài giỏi nhất, thông minh nhất, nhưng lại là người đàn ông tuyệt vời nhất trong mắt rất nhiều người phụ nữ.
Tớ gọi đây là một tác phẩm vừa hạnh phúc vừa xót xa, nhưng vẫn khiến người ta mỉm cười mãn nguyện khi khép lại.
Nếu bạn tìm kiếm một tác phẩm thật sự hay, thật sự cuốn hút bạn từng câu chữ, từng khung cảnh chứ không phải từ một ai đó duy nhất, thì Giang Sơn Bất Hối không phải là một lựa chọn tồi đâu.
——————–
P/S: Thấy em review hoa mỹ thế này các chị có quen không? Số bài review như này của em đếm được trên bàn tay cả đấy, hiếm lắm đấy. Vì đa phần em toàn thích viết kiểu tưng tửng chém gió ngôn từ loạn xà ngầu cho đỡ phải chau chuốt nghĩ nhiềuEm thích Giang Sơn Bất Hối vì nó khác với rất nhiều tác phẩm cổ đại mà em từng đọc. Bộ Thiên Hành có tất cả những hoài bão và chí khí, ước mơ của một đấng nam nhi. Trên con đường tung hoành ngang dọc của mình, cũng có những khi chàng sẽ gục ngã, sẽ phải quỳ gối trước quyền lực, sẽ cúi đầu. Nhưng con người chàng quyết đoán, trọng tình, không bao giờ ước vọng cao xa, nhưng tuyệt không để tuột mất thứ trước mắt.
Trong truyện còn rất nhiều tuyến nhân vật tuyệt vời. Có thể chính vì họ tuyệt vời, nên người ta cho rằng Bộ Thiên Hành là một nam chính kém. Haha, đất diễn của Giang Sơn không chỉ mình anh ta độc bá, nên họ nói anh ấy “kém”, “không bằng”, “thiếu ấn tượng”.Bộ Thiên Hành không phải kẻ độc bá một phương. Anh ta chỉ cần là một đấng nam nhi sống không thẹn với lòng, không thẹn với người con gái anh ta thương, sống đúng với hoài bão của mình là được. Bá đạo làm cái gì, trèo cao ngã đau, làm gì có ai sống trên đỉnh mà yên ổn cả đời?
Truyện có nhiều tuyến nhân vật phụ rất tuyệt đấy mọi người ạ. Tất nhiên kết thúc của họ sẽ không được tốt đẹp như nam chính. Vì đó là cuộc đời, là thời thế, là thắng làm vua, thua làm giặc. Bất đắc dĩ sinh ra đã ở hai phía khác nhau, chỉ còn cách ra đi để bảo vệ lý tưởng và hoài bão của mình.
– Đào Trang
Tuy đây là tác phẩm đã được Đinh Mặc viết xong từ lâu nhưng gần đây tớ mới bắt đầu đọc nó. Cổ đại, dài dòng có vẻ như là những vật cản lớn nhất khiến những người đã sớm quen với các tác phẩm viễn tưởng, trinh thám của Đinh Mặc như chúng ta cảm thấy ngần ngại trước bộ sách này.
Tuy nhiên, với tớ đây lại chính là tác phẩm gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong số các bộ sách đã đọc gần đây của bà. Lâu lắm rồi mới lại có cảm giác cái tên Đinh Mặc để lại trong lòng mình nhiều ấn tượng đến thế
“Giang Sơn Bất Hối” là cổ đại, nhưng nó không xoay quanh cung đấu, gia đấu, không phải là thế giới mà ở đó nam anh tuấn nữ thiên tài, được người người ca tụng, gặp khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Vậy thì tại sao nó lại gây ấn tượng mạnh với tớ đến thế, có thể vượt qua biết bao tác phẩm cổ đại muôn màu muôn vẻ khác?
Bởi vì tớ cho rằng đây là một câu chuyện đặc biệt. Nó có hoàng thượng, có bề tôi, có cái sự thân bất do kỷ trong cái thời đại vua là thần là Phật, nhưng không có cái sự áp bách khó chịu như bao câu chuyện cung đấu khác. Bao trùm cả tác phẩm là sự tự do, là khí phách hào hùng dời non lấp bể, là hoài bão của Bộ Thiên Hành. Người đàn ông ấy mong muốn bảo vệ giang sơn, mong muốn cho thiên hạ thái bình, lại chưa từng mong muốn sẽ trở thành kẻ đứng trên vạn người mà nắm lấy tất cả. Anh ta mạnh mẽ, bất khuất mà lại phóng khoáng, tự do, anh ta có tinh thần và tự tôn dân tộc, có phép tắc của chính bản thân mình, nhưng vẫn sẵn sàng cúi đầu trước người thầy nay đã bị gọi là gian tế, sẵn sàng đứng trước bao người bảo vệ cô gái mình yêu thương.
Một người đàn ông ôm ấp cả giấc mộng Giang Sơn, nhưng Không Hối Hận khi từ bỏ mọi thứ vì một người con gái.
Có lẽ một phần bởi vì trước khi đến với tác phẩm này, tớ đã vô tình bắt gặp một câu chuyện khác, kể về một người đàn ông vì tham vọng quyền lực của mình mà hy sinh cả người con gái mình yêu, đưa cô ấy vào cung làm phi tử. Mà người con gái ấy, đến chết vẫn yêu anh ta, yêu luôn cả cái hoài bão viển vông cuối cùng cũng tan theo bọt nước đó. Bộ Thiên Hành không như vậy. Anh ta là tướng quân, anh ta mạnh mẽ, anh ta trung quân ái quốc, sẵn sàng trở mặt với bạn bè để bảo vệ Đại Tư, nhưng anh ta không từ bỏ Phá Nguyệt được.
Ở bên trong tác phẩm này, vẫn có thể bắt gặp chút gì đó rất Đinh Mặc, giống như thứ văn phong day dứt chúng ta từng ám ảnh của Từ bi thành.
Là một Dung Trạm đến bạc đầu vẫn yêu thương Phá Nguyệt, một thứ tình yêu như dòng nước âm ỉ chảy qua bao tháng năm, không thể cạn khô, lại chẳng thể cho chàng hạnh phúc
Là những cuộc gặp gỡ trên con đường ngao du của Bộ Thiên Hành và Nhan Phá Nguyệt. Có những kẻ tưởng là thù hóa ra đến phút chót vẫn ra tay tương cứu, bỏ mạng vì mình. Lại có những người hào kiệt một phương những mong kết làm huynh đệ, cuối cùng vẫn phải vùi thây nơi sa trường, dập tắt mọi mong ước.
Giang Sơn Bất Hối không phải một thể loại mà Đinh Mặc thường viết, nhưng bà đã làm rất tốt phần việc của mình khi khắc họa nên những con người tuyệt vời như Bộ Thiên Hành, Nhan Phá Nguyệt, Mộ Dung Trạm hay Đường Thập Tam, Đường Khanh. Không hoa mĩ, không bí ẩn, không đồ sộ hay bao la, nó chỉ như một bản trường ca có cả hạnh phúc ngọt ngào, có cả những giây phút lắng đọng đau thương về một vùng đất thời loạn thế.
Tớ nghĩ bạn vẫn có thể tìm kiếm một Đinh Mặc quen thuộc trong tác phẩm này, dẫu rằng đó là một thể loại xa lạ với bà. Bộ Thiên Hành cũng không phải là một chàng trai mạnh mẽ vô địch như bao người khác, không phải tài giỏi nhất, thông minh nhất, nhưng lại là người đàn ông tuyệt vời nhất trong mắt rất nhiều người phụ nữ.
Tớ gọi đây là một tác phẩm vừa hạnh phúc vừa xót xa, nhưng vẫn khiến người ta mỉm cười mãn nguyện khi khép lại.
Nếu bạn tìm kiếm một tác phẩm thật sự hay, thật sự cuốn hút bạn từng câu chữ, từng khung cảnh chứ không phải từ một ai đó, thì Giang Sơn Bất Hối không phải là một lựa chọn tồi đâu.