Lần cập nhật gần nhất July 22nd, 2023 - 10:57 pm
“Hồ Sơ Tâm Lý Học: Tâm Thần Hay Kẻ Điên” viết về thế giới của những bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện tâm thần, căn bệnh của họ không bắt nguồn từ gen di truyền mà khởi nguồn từ bạo lực xâm hại. Tâm thần – không phải cứ gào thét, đánh đập, phá phách, bệnh tâm thần bao gồm cả trầm cảm, mất trí, tâm thần phân liệt, chán ăn tâm thần, các chứng cuồn loạn, ám ảnh quá mức… dần dần họ trở thành những kẻ cô độc đến đáng thương.
Review Hồ sơ tâm lý học: Tâm thần hay kẻ điên
Một cậu bé mắc chứng đa nhân cách bởi vì không được bố mẹ yêu thương. Cậu nghe trộm bố nói: Tại mẹ sức khỏe kém không sinh được thêm, lại sinh ra một đứa ngốc. Cậu cố gắng học hành chăm chỉ nhưng bản thân lại không được như các bạn, mỗi lần nhìn ánh mắt của bố cậu đều sợ hãi trốn tránh.
Cậu sợ thi cử, cho đến một ngày, một nhân cách khác xuất hiện, một người em trai có thể thỏa mãn bố mẹ, học hành xuất sắc là mặt trời bé con của cha mẹ. Thế là người anh ngày càng lầm lũi, chỉ có thể viết nhật ký hoặc đứng trước gương để giao tiếp với em mình, cậu không còn nói chuyện với bất cứ ai. Cậu biết, bố mẹ chỉ yêu quý nhân cách kia của cậu vậy là cậu chấp nhận điều trị để bản thân biến mất để mẹ được hạnh phúc. Nhưng sâu thẳm trong trái tim, cậu vẫn luôn đặt câu hỏi, nếu cậu điều trị và biến mất, mẹ có nhớ cậu, có đi tìm cậu không,….?
“Một sinh mệnh cô độc, u buồn, khép kín, vốn không được quan tâm, cuối cùng cũng có thể đáp lại sự kỳ vọng bên ngoài, nhưng thứ có thể tạo ra chút giá trị cho thế giới bên ngoài là sự biến mất của cậu.”
Đọc truyện mà mắt cứ rưng rưng, kiểu nó buồn thực sự á. Ngày xưa, hồi còn nhỏ gộp chung tất cả những bệnh nhân tâm thần là người điên, nhưng có hiểu gì đâu, thậm chí bây giờ mình vẫn còn mờ mịt về căn bệnh này. Lần đầu tiên tìm hiểu là khi đọc cuốn sách này rồi lên gg tra từng bệnh một, các hội chứng, rối loạn, mất trí,… Ai muốn đọc cuốn này chắc cũng phải tinh thần thép lắm. Mình xin phép spoil 1 chút thì cuốn sách dựa trên những câu chuyện có thật trong bệnh viện tâm thần, tất nhiên tên các nhân vật đã được thay đổi. Những bệnh nhân đáng thương, cố chấp sống trong thế giới của chính mình tạo ra để chạy trốn thực tế bi thương. Điên dại, kì quái, lập di, vô hồn,…mỗi bệnh nhân lại có một câu chuyện riêng của mình là những mảnh ghép khiếm khuyết trong trại thương điên.
Và sự thực, có mấy ai dám đổng cảm với những “kẻ điên” đó, thậm chí là cả người nhà, còn các bác sĩ cũng chỉ có thể tận trách thôi.
Trích dẫn Hồ sơ tâm lý học: Tâm thần hay kẻ điên
“Trong nhà không có người già, cô gả qua nhất định sẽ rất thoải mái”
Lãng quên và bị lãng quên.
Câu chuyện duy nhất không có một cái kết rõ ràng cho tất cả các nhân vật, phải chăng, vì nó đã rõ mồn một hay do tác giả Mục Qua sợ đối diện với sự đau đớn của cái kết này: “Tôi vẫn không thể thích nghi được với môi trường bức bối này, nơi đây có quá nhiều sự tuyệt vọng”
Chương năm là sự tường thuật lại một câu chuyện của bà Hồ, một người phụ nữ mắc chứng bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer còn được gọi là đãng trí tuổi già, một loại bệnh suy giảm nhận thức ở người cao tuổi, trái ngược với quá trình phát triển nhận thức ở tuổi trưởng thành.
Nhưng tạm quên đi những phiền phức mà bà Hồ gây ra bởi ảnh hưởng tới tâm thần của căn bệnh này, trong bài review này, chúng ta sẽ nói tới những bi kịch mà gia đình người phụ nữ ấy phải gánh chịu.
Bác sĩ Hách, một bác sĩ nổi tiếng với biệt danh “con của mọi nhà” vì sự nhiệt tình, kiên nhẫn và ân cần với tất cả các bệnh nhân là bác sĩ trực tiếp điều trị cho bà Hồ và cũng chính là con trai ruột của bà. Bác sĩ Hách đã từng ly hôn, nguyên nhân là do trong nhà có mẹ già thường xuyên gây chuyện, vợ anh ta chịu không nổi nên đã ly hôn. Trong một lần đi lạc, bà Hồ đã được cảnh sát đưa về ở hẳn tại viện nơi con trai bà làm việc để điều trị, nhưng có điều, bà đã quên mất anh là ai. Tuy vậy, nhưng bà vẫn nhớ phải làm mai cho con trai mình. Có lẽ, trong tiềm thức của bà Hồ vẫn ghi nhớ, chính mình đã phá hỏng cuộc hôn nhân của con trai, bà phải bù đắp cho con, nên bà luôn nhấn mạnh câu: “Trong nhà không có người già, cô gả qua sẽ rất thoải mái”. Bà chấp nhận việc phải biến mất khỏi cuộc đời con trai. Không một lời trách cứ hay uất hận dù “người con trai quốc dân” ấy đã từng vô tình định bỏ rơi chính kẻ mẹ đẻ của mình vì không thể chịu nổi những phiền phức mà bà ấy gây ra. Nhưng cũng có thể, sự dịu dàng mà bác sĩ Hách dành cho cả thế giới cũng chính là sự hối hận hay bài học giác ngộ suy khi anh ấy chiêm nghiệm lại về hành động sai lầm của mình.
Trong câu chuyện này, ai cũng có thể là bị cáo và ai cũng có thể là nạn nhân. Bản án của họ là phải cùng chịu đựng nhau đến hết cuộc đời này.
TẠI SAO NGƯỜI BỊ BẠO HÀNH LẠI LÀ NGƯỜI THẤY XẤU HỔ?
Trong cuốn sách “Hồ sơ tâm lý học – T.âm th.ần hay kẻ đ.iên” có một câu chuyện như thế này:
Năm học cấp 2, A bị BLHĐ từ đó hay xuất hiện ảo giác, triệu chứng hoang tưởng dẫn đến phải bỏ học, thường xuyên phải nhập viện trị liệu.
Hình ảnh bị đ.ánh, bị lột quần bị nhốt trong nhà vệ sinh khiến anh ta ám ảnh rất nhiều năm không thoát ra khỏi. Một ngày nọ, anh ta gặp lại kẻ từng b.ắt n.ạt mình trong b.ệnh v.iện t.âm thần – người mà hiện giờ đã trở thành một thương nhân tài trợ cho vở kịch chữa trị tâm lý của chính anh ta – Mà kẻ b.ắt nạt ấy đã quên hết tất cả những chuyện ngày xưa, quên cả A, thậm chí còn coi A là một người bạn tốt lâu ngày không gặp, chuyện ngày trước chỉ coi như đó là tuổi trẻ bồng bột chưa trưởng thành. Hắn ta coi thường và phớt lờ cảm xúc của người mình từng b.ắt n.ạt.
Chính việc đó khiến A càng thêm đau khổ, khiến mình giống như trò cười. Anh ta không có lỗi, tại sao lại phải sống trong kết quả của sai lầm đó trong suốt bao năm qua? Tại sao khi gặp lại người trốn tránh lại là anh ta chứ không phải kẻ b.ắt nạt.
Có những kẻ vô tri chỉ coi hành động của mình là nô đùa với bạn bè, họ không nhận thức được hành động của bản thân đã hủy hoại cuộc đời của người khác như thế nào. Họ ng.u muội đến mức bạn không thể so đo về cái ác của họ. Về bản chất ngây thơ và tàn nhẫn vốn là hai từ đồng nghĩa.