Bạn có rất nhiều dự định, rất nhiều quyết tâm nhưng tất cả đều không thể thành hiện thực bởi khả năng tự kiểm soát chưa đủ mạnh mẽ. Khả năng đó là gì? Tại sao người không có năng lực ấy sẽ buông thả bản thân, khiến cuộc sống đi lệch hướng khỏi quỹ đạo đúng đắn, chẳng thể kiên trì theo đuổi việc gì đến cùng? Ngược lại, người biết tự kiểm soát tốt, dù không đạt được sự thỏa mãn nhất thời, nhưng chắc chắn sẽ thành công trên đường đời và đạt được hạnh phúc dài lâu?KHÔNG PHẢI CHƯA ĐỦ NĂNG LỰC, MÀ LÀ CHƯA ĐỦ KIÊN ĐỊNH – CUỐN SÁCH GIÚP BẠN LÀM CHỦ SỐ MỆNH CỦA CHÍNH MÌNH.
Review Không phải chưa đủ năng lực, mà là chưa đủ kiên định
Sau một vài nỗ lực nhỏ bé thì mình cũng nghe và đọc xong hết 1 quyển sách nữa. Nhìn chung thì nó không phải gu của mình. Nonfiction mà, đọc chán muốn chết.
Nhưng cũng phải công nhận rằng quyển sách này cũng chứa đựng những kiến thức khá khách quan.
Túm chung lại, muốn trở thành một người thành công, đơn giản hơn là luôn tiến về phía trước, mỗi ngày không ngừng tốt hơn ngày hôm qua thì khả năng tự kiểm soát bản thân là một năng lực nhất định phải rèn luyện.
Bản chất của con người vốn là nuông chiều bản thân, chạy theo cái dễ dàng, an toàn và dễ chịu, rất khó để vượt qua được vùng an toàn đó. Ai cũng biết phải trả giá bằng nỗ lực và kiên trì thì mới đạt được thành quả nhưng lại rất khó để bắt đầu. Mỗi khi nhắc đến rèn luyện ý chí, người ta thường nhắc đến chuyện giảm cân. Khi giảm cân, mình thường tự hứa với bản thân rằng chỉ ăn nốt bữa này (và cái bữa đấy phải ăn cho đã đã) rồi từ mai sẽ nhịn hẳn không ăn gì nữa. Thỏa mãn sự hài lòng trong hiện tại. Nhưng đến bữa sau, mình lại bị sức hấp dẫn của đồ ăn cám dỗ và lại lặp lại vòng tuần hoàn nốt bữa này. Thêm một cái nữa là một khi bạn bè hay người thân rủ đi ăn mình luôn dễ dàng thỏa hiệp mà ăn luôn, dù có vài phút lưỡng lự nhưng rồi vẫn giơ tay đầu hàng.
Đến khi giảm cân rồi, dù đã quyết tâm không ăn nhưng một khi đã ăn một miếng rồi thì sẽ ăn rất nhiều. Không phải 1 miếng, 2 miếng mà vô số miếng khác, để nước tràn vào thuyền , hiệu ứng ” mặc kệ nó” Và một khi có tâm lý mặc kệ nó này rồi thì mình lại tiếp tục rơi vào hiệu ứng hối hận và tiếp tục ăn tiếp . Hóa ra đây là cơ chế xoa dịu tâm hồn.
Và mỗi lần giảm cân mình đều thấy rất khổ, thấy khó chịu và khổ sở vô cùng. Thì ra chính cái tâm lý kìm nén này một khi đạt đến bùng nổ “tràn ly” thì sẽ bỏ mặc tất cả, ăn mặc kệ, ăn cho thỏa cái khổ sở kia. Ngược lại, khi mình ở trong tâm lý thoải mái, biết rằng giảm cân sẽ giúp mình nhẹ, nhanh và dễ dàng thành công hơn thì chuyện nhịn ăn cũng không còn là điều quá kinh khủng và khổ sở nữa.
Mình là một đứa yếu đuối, hơi cô độc và dễ đi theo ý kiến đám đông. Nên khi em gái mình cùng mình giảm cân, mình đã có động lực rất nhiều và khi nó bỏ thì mình cũng dễ dàng mà bỏ cuộc.
Cám dỗ là một thứ khó cưỡng lại. Nó còn đi liền với hiệu ứng đám đông hoặc là cơ chế phi cá nhân hóa,k tin vào bản thân mình. Để cải thiện tình trạng này, cần rèn luyện sự tự tin và trước mỗi vấn đề phải xem xét kỹ lưỡng, tin tưởng và bản thân mình. Thực ra mình cũng không quan tâm tự kiểm soát liên quan trực tiếp đến mối quan hệ xã hội hay gì, nhưng đối với mình tự kiểm soát là hành trình vượt qua chính mình, từng bước hướng đến con người tốt đẹp hơn trong tương lai. Và tất nhiên, đó là hành trình gian nan và vất vả nhất nhưng phần thưởng cũng xứng đáng nhất. Mình không hứa chắc và cũng không biết hành trình của mình sẽ kéo dài bao lâu và mình có đạt được điều đó hay không. Nhưng mình biết nếu đó là điều có khả năng làm được.
Trích dẫn Không phải chưa đủ năng lực, mà là chưa đủ kiên định
SUY NGHĨ KHÓ CHẾ NGỰ NHẤT CHÍNH LÀ “BUÔNG THẢ NỐT LẦN NÀY THÔI”
Khi đối mặt với món ngon hấp dẫn, có phải chúng ta thường hay nói rằng: “Mình chỉ buông thả một lần này thôi, lần sau sẽ không thế nữa”? Đứng trước rất nhiều quần áo xinh đẹp, có phải chúng ta cũng tự nhủ rằng: “Mua nốt lần này thôi, mấy tháng tới không mua gì nữa”? Khi ngửi thấy mùi khói thuốc, có lẽ chúng ta sẽ nghĩ: “Hôm nay hút một điếu thôi, từ ngày mai chắc chắn sẽ bắt đầu cai thuốc.”
Khi đối diện với cám dỗ, chúng ta sẽ thường có ý nghĩ “buông thả nốt lần này thôi”. Thế nhưng, nếu chúng ta buông thả lần này, thật sự có thể bảo đảm lần sau sẽ không tiếp tục buông thả bản thân nữa sao? Nếu lần sau gặp phải cám dỗ giống hệt, chúng ta thật sự có thể kiểm soát được bản thân ư?
Tại sao chúng ta lại có suy nghĩ như vậy? Nguyên nhân chủ yếu là do não bộ của chúng ta hiểu nhầm mục tiêu có thể hoàn thành sang mục tiêu đã được hoàn thành. Ví dụ, chúng ta nghĩ tương lai vẫn còn rất nhiều nhiệm vụ nặng nhọc, nếu như không tranh thủ thời gian để làm thì sẽ không kịp, nên nghĩ bụng sẽ dùng thời gian nghỉ ngơi vào thứ Bảy và Chủ Nhật để tăng ca. Nhưng đến thứ Bảy, bạn lại cảm thấy rất mệt, thật sự muốn thư giãn một chút. Bạn tặc lưỡi nghĩ rằng hôm nay nghỉ ngơi trước đã, dù sao thì vẫn còn ngày mai cơ mà, thế là bạn lại đẩy công việc lùi thêm một ngày. Sang đến Chủ Nhật, bạn lại lười chẳng muốn làm. Lúc này, trong đầu bạn nảy ra một ý nghĩ: “Thôi kệ, dù sao cũng là cuối tuần, cũng không bắt buộc phải tăng ca, mấy hôm trong tuần làm nhiều thêm một chút vậy.” Những suy nghĩ này cứ thôi thúc khiến bạn hoàn toàn từ bỏ việc tăng ca, bởi vì não bạn tưởng rằng bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đó rồi.
Tuyệt đối đừng đặt mục tiêu và cám dỗ cạnh nhau để cân nhắc, nếu không chúng sẽ khiến ta rối bời, và khả năng tự kiểm soát sẽ giảm xuống. Bởi nếu nhìn thấy mục tiêu một cách rõ ràng, ta sẽ có khả năng tự kiểm soát bản thân hiệu quả hơn. Chuyên gia tâm lý học Fischbacher cho rằng, khi một người tập trung tâm trí vào một mục tiêu, thì ngay cả khi đối mặt với cám dỗ, anh ta vẫn sẵn sàng tự kiểm soát bản thân. Ngược lại, khi một người thỏa mãn ham muốn của mình trước tiên, rồi sau đó mới theo đuổi mục tiêu, anh ta sẽ không tìm cách để chống lại cám dỗ nữa.
Fischbacher và cộng sự đã tiến hành một thí nghiệm. Họ bày cà rốt và bánh ngọt ra trước mặt đối tượng thí nghiệm. Cà rốt đại diện cho thực phẩm lành mạnh, còn bánh ngọt lại đại diện cho thực phẩm không lành mạnh. Họ yêu cầu những người tham gia lựa chọn một trong hai thứ. Nhân viên thí nghiệm không đặt lần lượt cà rốt và bánh ngọt ở đó cho người ta lựa chọn, mà bày ra trước mắt đối tượng thí nghiệm theo hai cách: một cách là bỏ hai loại thực phẩm đó vào trong hai cái bát, cách còn lại là đặt chúng vào trong cùng một cái bát. Khi những người tham gia nhìn thấy hai loại thực phẩm tách nhau ra, họ có khuynh hướng lựa chọn cà rốt, nhưng khi nhìn thấy chúng đặt chung một chỗ, đa số những người tham gia lại lựa chọn bánh ngọt.
Vì sao lại như vậy? Nguyên nhân là bởi khi tách riêng chúng, con người sẽ nhận ra mục tiêu của mình rõ ràng hơn. Họ biết cà rốt tượng trưng cho sự lành mạnh, nên chắc chắn sẽ lựa chọn nó. Còn khi đặt chung một chỗ, họ sẽ không phân biệt được loại nào tốt, loại nào không tốt, mà sẽ có khuynh hướng tưởng tượng về hương vị của chúng, từ đó muốn lựa chọn bánh ngọt hơn.
Lựa chọn của con người khi đứng trước cám dỗ thường rất bất ngờ. Bạn luôn nhắc nhở mình chỉ buông thả nốt một lần, rồi sau này sẽ bù đắp lại, nhưng đây là một chuyện cực kỳ thử thách ý chí. Từ hôm nay, hãy bắt đầu liên tục quan sát bản thân, để xem khi đến “ngày mai” mà bạn nói, bạn có thật sự bù đắp được không? Nếu như không thể, nó sẽ là khởi nguồn của vòng tuần hoàn “chỉ buông thả nốt một lần”, và mục tiêu của bạn sẽ càng khó để thực hiện.
Để củng cố khả năng tự kiểm soát bản thân, đừng để vòng tuần hoàn bất tận của việc “buông thả nốt một lần” xuất hiện. Chúng ta nên tách riêng mục tiêu và cám dỗ để cân nhắc. Quay trở lại với việc tăng ca, nếu như bạn không muốn tăng ca, mà chỉ muốn buông thả bản thân một chút, lúc này bạn phải nghĩ rằng tăng ca là để đuổi kịp tiến độ, để hoàn thành công việc hiệu quả hơn, còn ở nhà nghỉ ngơi chỉ làm ta càng nghỉ càng cảm thấy mệt mỏi. Hãy xác định mục tiêu của bạn là làm việc tốt hơn, từ đó có một cuộc sống tuyệt vời hơn, thế là tự nhiên bạn sẽ tiến về phía mục tiêu này. Nếu như bạn suy nghĩ về việc tăng ca và nghỉ ngơi cùng một lúc, cám dỗ sẽ phình to hơn. Bạn không chỉ nghỉ ngơi lần này, mà lần sau nếu có phải tăng ca, bạn vẫn sẽ lựa chọn buông thả.