Lần cập nhật gần nhất March 19th, 2021 - 10:25 am
Lagom có thể hiểu là không quá nhiều, không quá ít, là đủ, hay vừa đủ. Nói cách khác, đó là cảm giác hài lòng, biết đủ để tận hưởng cuộc sống chứ không làm gì thái quá. Lagom hiểu rộng là biết đủ. Cái gì cũng có thể “lagom”: bạn uống cà phê vừa đủ, sống trong một căn nhà vừa vặn, lái một chiếc xe vừa tầm hay đặt chế độ sáng vừa đủ trong nhà. Chính vì thế, hiểu được chính mình- hiểu mình cần bao nhiêu là đủ và điều gì làm chính mình hài lòng là yếu tố mấu chốt tìm ra khái niệm lagom cho chính mình.
Review Lagom: Biết đủ mới là tự do (2)
“LAGOM”
/Vừa đủ/
(Ngôn ngữ Thuỵ Điển)
[Lagom – “Không quá nhiều, không quá ít, vừa đủ” – là triết lí của người Thuỵ Điển, tập trung tìm kiếm sự cân bằng trong mọi mặt của cuộc sống – từ công việc, nghỉ nnơi, gia đình, bạn bè và mọi thứ khác.]Let’s go!
Cùng mình đi tìm kiếm lối sống Lagom cho bản thân nào!Trích lời Pereric Hogberg – Đại sứ Thuỵ Điển tại Việt Nam:
“Nếu bạn hỏi tôi đất nước tôi có gì khác biệt mà các đất nước khác không có? Tôi sẽ nói đó là “lagom”. Lagom chưa có từ chuyển ngữ chính xác sang ngôn ngữ khác. Lagom có thể hiểu là không quá nhiều, không quá ít, đủ, hay vừa. Nói cách khác, đó là cảm giác hài lòng, biết đủ để tận hưỏng cuộc sống chứ không làm gì thái quá.”
Có thể hiểu “lagom” không có một khái niệm chính xác nào, “lagom” được đúc kết từ trong lối sống hàng ngày của bạn, có nghĩa là những việc tạo cho bạn cảm giác vui vẻ, bình yên và thư thái… Chẳng hạn như mỗi sáng thức giấc, việc thưởng thức một ly latte nóng thơm lừng sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực cho bạn cả ngày, hay việc chăm những chậu xương rồng nhỏ ngoài ban công cũng khiến bạn bất giác mỉm cười, hoặc là một chiều nắng đẹp dạo bước khắp những con đường mua bình yên cho riêng mình…
Tóm lại, “lagom” là từ dành riêng cho mỗi người, ai cũng có một khái biệm về “lagom”, rất riêng. Nó đã tồn tại sẵn trong cuộc sống của bạn, nhiều hoặc ít, chỉ là bạn chưa nhận ra.
。Bạn có đang cảm thấy bế tắc trong cuộc sống?
。Bạn có đang cảm thấy những áp lực vô hình đang đè lên đôi vai bạn mỗi ngày?
。Bạn có cảm giác như ai đó đã buột chặt những niềm vui của bạn và rồi để lại một tá những điều tiêu cực?
。Bạn có cảm giác buồn bã?
Hoặc có thể bạn không có những tiêu cực bên trên, bạn là người vui vẻ.
Nhưng dù thế nào thì cũng nên tìm đến “ Lagom – Biết đủ mới là tự do” (Niki Brantmark).Đây có thể là quyển sách giúp bạn hoá giải những nỗi buồn, áp lực, hoặc giúp cho cảm giác yêu đời của bạn mỗi ngày một lớn hơn.
Tôi không biết có thể giúp ích gì được cho những cảm xúc trong bạn hay không, nhưng “Lagom – Biết đủ mới là tự do” có thể là giải pháp cho những rối rắm tồn tại ở cuộc sống của bạn, hãy tìm đến nó.
Đây không phải một quyển truyện ngắn, cũng không phải là những dòng tản văn.
Đây là những lời tâm sự, lời kể, những mẩu chuyện nhỏ và hơn hết, đó là cách sống của hầu hết những con người ở đất nước Thuỵ Điển- nơi được mệnh danh là nhiều niềm vui và hạnh phúc bậc nhất thế giới.
“Trong thế giới vội vã ngày nay, chẳng phải thật tuyệt vời hay sao khi bạn có thể sống chậm lại và tận hưởng một cuộc sống ít áp lực, ít căng thẳng và có thêm thời gian cho những điều bạn yêu?”
Hãy bước chân chậm lại trên đường đời, việc bước đi quá nhanh sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Trải nghiệm cuộc sống một cách chậm rãi sẽ giúp bạn cảm nhận được sự tốt đẹp của cuộc đời này, giúp bạn tiếp thu mọi thứ một cách dễ dàng hơn, biết cách làm dịu cảm xúc và ứng xử khôn ngoan. Hơn hết, trải nghiệm cuộc sống một cách từ tốn, chậm rãi sẽ giúp bạn tìm ra khái niệm Lagom của bản thân.
LAGOM LÀ VỪA ĐỦ, CÂN BẰNG, LÀ BÌNH ĐẲNG.
LAGOM-BIẾT ĐỦ MỚI LÀ TỰ DO by Niki BrantMark (Nghệ thuật sống cân bằng, hạnh phúc của người Thụy Điển)
Giới thiệu sơ qua về tác giả Niki Brantmark:
Cô đến từ London, vương quốc Anh, hiện tại cô là Thạc sĩ tâm lý của trường ĐH Edinburg và đang sinh sống cùng chồng và ba con tại Thụy Điển ( Sweden).
Cuốn sách LAGOM chủ yếu xoay quanh những khái niệm “lagom” của người Thụy Điển, hiểu nôm na “lagom” là một lối sống mà mọi thứ không quá nhiều cũng không quá ít, mọi thứ chỉ ở mức “ vừa đủ”. Chính vì nguyên tắc sống này, Thụy Điển là một trong những quốc gia có mức độ hài lòng về cuộc sống cao nhất thế giới.
Có một khái niệm mà chúng ta nên biết được đề cập trong quyển sách này là “SCANDINAVIAN”- Văn hóa của những người dân BẮC ÂU bao gồm: Denmark ( Đan Mạch), Norway ( Na Uy), và Sweden ( Thụy Điển), các quốc gia ở Bắc Âu được bao phủ bởi rừng, núi và những hồ nước ( hơn 100,000 hồ nước), cùng với khí hậu lạnh, chính vì vậy phong cách sống của họ cũng có sự khác biệt so với những nước châu Âu khác.
Đọc xong quyển sách này, mình có thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa, con người, cách ứng xử cũng như những sinh hoạt thường ngày của người Thụy Điển một cách tổng quan nhất. Sau đây là một số điểm chính mà mình tóm gọn trong quyển sách này:
Phong cách sống của Swedish (người Thụy Điển) là “LAGOM”- sống đủ, ăn mặc vừa đủ, chơi vừa đủ, tiêu xài vừa đủ, kể cả cách trang trí trong nhà cũng vừa đủ, không quá xuề xòa, màu mè nhưng cũng không kém phần nhẹ nhàng, thoải mái và đơn giản. Họ luôn tận dụng những gam màu sáng dịu dàng và ấm áp, luôn ưu tiên ánh sáng soi rọi vào nhà. Ban đêm thì Swedish hay thắp nến trong nhà cho ấm cúng và thư giãn.
“Scandinavian” nổi tiếng với cách họ trang trí nội thất trong nhà cũng như trong các dịp lễ hội: lễ Phục sinh, Giáng sinh và ngày Hạ Chí ( 21-22/6), tất cả những đồ vật trang trí trong nhà hoặc những dịp đặc biệt đều làm homemade (tự làm ở nhà), thủ công hoặc những nguyên liệu từ thiên nhiên. Họ luôn yêu quý thiên nhiên và tận dụng món quà mà tạo hóa ban tặng.
Khi nhắc đến Sweden nói riêng hoặc những nước Bắc Âu nói chung, “sauna” hay còn gọi là tắm hơi rất phổ biến tại đây. Lột sạch tất cả quần áo vào trong một phòng hơi kín và nhỏ, tuy có vẻ không tiện nhưng đó là cách họ bảo vệ sức khỏe, gội rửa hết những độc tố trong cơ thể nhờ sức nóng của phòng hơi, sau do nhảy vào một hồ nước lạnh, chính vì điều này làm cho máu lưu thông tốt hơn và cải thiện hệ thống tim mạch rất tốt.
Thụy Điển là quốc gia nổi tiếng trên thế giới về chính sách ủng hộ same-sex marriage (hôn nhân đồng giới) và BÌNH ĐẲNG GIỚI, họ quan niệm mỗi người đều có những mưu cầu hạnh phúc khác nhau, chính vì vậy họ chọn sự tôn trọng cho nhau. Năm 1974 là năm đầu tiên Thụy Điển từ một quốc gia thay đổi chế độ nghỉ thai sản chỉ dành cho người mẹ (maternity leave) sang chế độ thai sản dành cho cả cha lẫn mẹ (parental leave).
Swedish luôn luôn xem trọng sự trách nhiệm của từng cá nhân trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống: hôn nhân, san sẻ việc nhà, nuôi dạy con, các mối quan hệ trong công việc, vv.
Chế độ làm việc của Thụy Điển rất linh hoạt và thoải mái. Họ không làm việc quá giờ và luôn quan trọng chuyện gia đình là trên hết. Sau những giờ làm việc mệt mỏi, họ sẽ dành thời gian cho gia đình và có những buổi nghĩ trưa ngắn để thư giãn đầu óc và giải stress- tiếng Thụy Điển gọi là “fika”-những buổi nghĩ giải lao ngắn, nhâm nhi cà phê và dùng một vài món ngọt.
Họ luôn luôn quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Ở Sweden, năng lượng gió, thủy điện và năng lượng mặt trời chiếm 52% tổng sản lượng điện sử dụng, chính điều này đã đưa Thụy Điển trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sử dụng năng lượng bền vững, không sử dụng những năng lượng hóa thạch. Một số cách để họ tiết kiệm nguồn năng lượng: tắt điện khi ra về trong công sở hoặc khi không sử dụng, tắt nguồn các thiết bị điện, bớt giặt đồ, bớt dùng máy sấy đồ, chỉ đun nước khi cần.
Chế độ ăn của Swedish: họ ăn theo chế độ low carb (ít tinh bột) nhưng high in protein (giàu về đạm). Các món ăn đặc trưng của người Thụy Điển là: cá trích (herring), khoai tây (potatoes), dâu lingon (cowberry) – việt quất đá, giúp cho hệ trao đổi chất của bạn hoạt động ổn định, và bánh mì giòn (làm từ lúa mạch đen nguyên cám, muối và nước). Quốc hồn quốc túy của Sweden là: cá trích muối, khoai tây ăn kèm mứt dâu rừng lingon, thịt viên và khoai tây nghiền. Tuổi thọ trung bình của Thụy Điển là 80,3 ở nam giới và 84,1 ở nữ giới, số liệu này giúp Thụy Điển nằm trong top 10 nước có tuổi thọ cao của tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Họ ưu tiên việc đi xe đạp là một phương thức tập thể dục hiệu quả và vận động cơ thể, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe. Hầu hết phương tiện di chuyển chính của họ là xe điện (hybrids), xe đạp điện (e-bike), xe đạp chở hàng (freight/cargo/box bike) và xe đạp (bicycle). Họ cố gắng giảm thải “dấu chân carbon” (carboon footprint)nhất có thể.
Trong việc mua sắm, Swedish có xu hướng “ mua sắm xanh” (green shopping), 40% người Thụy Điển mua các sản phẩm có nhãn “eco” hàng tháng. Chính vì điều này, Thụy Điển trở thành nước tiêu thụ các sản phẩm có mác “eco” thuộc hàng cao nhất châu Âu. Họ cũng thường hay mua những món đồ cũ “second-hand” để giảm tải quá trình sản xuất và vận chuyển món đồ mới.
Trong việc dạy trẻ, họ chỉ cho trẻ học vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít. Trước khi vào độ tuổi tiểu học, phần lớn thời gian của trẻ là CHƠI. Ba mẹ thường dạy cho trẻ những phẩm chất tốt của con người như biết chia sẻ, biết hàm ơn, trở thành một bạn tốt. Họ không dạy cho trẻ đọc, viết trước, họ để cho trẻ sẵn sàng rồi sau đó mới dạy, vì nếu trẻ chưa sẵn sàng thì việc học sẽ cảm thấy rất căng thẳng và bực dọc, dẫn đến quá trình học sẽ rất lâu, khó hơn thậm chí là thất bại.
Swedish nổi tiếng với việc bình đẳng giới, bất kỳ ai cũng có những sở thích khác nhau, không phải con trai thích màu hồng là được cho là “không bình thường”, mà họ tôn trọng việc đó, tôn trọng sự khác biệt, hãy cứ để mỗi người khám phá cuộc sống theo sở thích cá nhân của mình, và đặc biệt là với trẻ nhỏ, đừng đặt quá nhiều áp lực lên chúng, hãy để chúng tự nhiên và phát triển toàn diện.
Sách hay, bìa đẹp, nhìn bắt mắt. Nói chung một cuốn sách đáng đọc để tìm hiểu về văn hóa Bắc Âu.
Trích dẫn Lagom: Biết đủ mới là tự do
“Lagom không phải là khước từ những thú vui trong cuộc sống, Lagom là khi chúng ta tận hưởng – mọi thứ – vừa đủ, lành mạnh và cân bằng.”
“Ở Thụy Điển, cách mọi người tôn trọng không gian riêng tư thật tuyệt vời (dù ban đầu, bạn có thể thấy hơi khó làm quen). Trong tình bạn, người Thụy Điển rất ngại việc quá vồ vập. Chính vì thế, bạn sẽ mất thời gian để tạo dựng được tình bạn ở đây. Nhưng một khi bạn đã làm được thì tình bạn đó có thể bền vững cả đời. Thay vì vội vã, có lẽ chúng ta nên học cách từ tốn, dành thời gian để tìm hiểu những người xung quanh, chân thành lắng nghe những lời họ nói. Và ai mà biết được, chúng ta sẽ tìm được những người bạn mới ở những nơi ít ngờ đến nhất.”
“Đồ ăn không chỉ giúp bạn sinh tồn mà còn giúp bạn khỏe mạnh, tận hưởng niềm vui ăn uống và hạnh phúc.
Nhưng cũng như các hành vi tiêu dùng khác, bạn cũng phải có thói quen ăn đúng cách để giảm thiểu tác động lên hành tinh. Vậy sao chúng ta không thử học theo những thói quen của người Thụy Điển: ăn những bữa ăn chay lạ miệng, tối giản căn bếp, biến đồ ăn thừa từ bữa tối thành bữa trưa hôm sau hay tái chế riêng rác thực phẩm?”
MUA SẮM BIẾT CHỪNG
“Mua những thứ ta không cần cũng chẳng khác gì ăn cắp tiền của chính mình.” (Ngạn ngữ Thụy Điển)
Khi mới đến Thụy Điển, tôi từng đi vòng vòng qua các siêu thị và luôn tay lấy đồ bỏ vào giỏ mua hàng. Còn anh chồng Thụy Điển của tôi thì đi đằng sau, lại bỏ đồ từ giỏ lên giá và thay bằng một món đồ tương tự có giá hợp lý hơn. Anh chàng chi li ư? Có thể. Khôn ngoan ư? Chắc chắn! Tôi đã học được rằng chi tiêu lagom là phải biết thiết lập giới hạn chi tiêu và mua sắm có kiểm soát. Bạn phải đảm bảo dùng tiền vào những nhu cầu thiết yến và những điều quan trọng với bạn.