Bạn định để những kế hoạch, dự định tiến tới ước mơ bạn hằng mong muốn chìm nghỉm giữa lời than thở “tôi không có thời gian”? Vậy sao bạn không bắt đầu hành trình ấy từ hôm nay, bằng việc nắm bắt hết những mẹo nhỏ hữu ích, những cách quản lý công việc đầy thông minh nhưng lại tiết kiệm được sức lực. Qua từng câu chuyện của Jim, chúng ta sẽ thấy để tự do thực sự, hoàn thành được hết thảy công việc cần làm, bạn phải trải qua quá trình ban đầu rất có kỷ luật, kiên trì từng ngày, phải sắt đá với chính mình mới có thể thành công. Đạt được điều bạn mong muốn chưa bao giờ dễ dàng cả, hãy kiên trì và tiến bước từng ngày, bạn sẽ tiến dần tới đích.
Review Muốn lười phải khôn
“Muốn lười phải khôn” – Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả nhất để học tập và làm việc hiệu quả nhất mình từng biết.
BA ĐIỂM CẦN HIỂU ĐỂ BẮT ĐẦU RÈN LUYỆN MỘT Ý CHÍ VỮNG MẠNH:
1. BẠN KHÔNG PHẢI LÀ TÂM TRÍ CỦA BẠN.
Thay vào đó bạn ở trên cao hơn để nghe được những suy nghĩ của mình. Kết quả là, những suy nghĩ tiêu cực chiếm ưu thế trong trí não – những suy nghĩ, chẳng hạn, về trì hoãn hoặc lười biếng. Eckhart Tolle đưa ra điểm này trong The Power of Now (tạm dịch: Sức mạnh của sự kịp thời)
“Bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện là học cách tách khỏi tâm trí. Đôi khi bạn sẽ mỉm cười với những suy nghĩ của mình, như thể chúng là trò hề của một đứa trẻ.”
2. SUY NGHĨ GIỐNG NHƯ VẬT THỂ HỮU HÌNH.
Napoleon Hill đã đưa ra quan điểm này trong cuốn sách tuyệt vời của ông, Think & Grow Rich (Nghĩ giàu làm giàu), được viết vào năm 1936. Khi bạn khái niệm hóa một ý nghĩ như thể một đối tượng vật chất, bạn sẽ có được sức mạnh để chi phối nó, giống như bạn ném đi một đôi giày cũ, bạn có thể loại bỏ một ý nghĩ không lành mạnh ra khỏi tâm trí.
3. TẠI MỘT THỜI ĐIỂM NHẤT ĐỊNH, TRÍ NÃO BẠN CHỈ CÓ THỂ XỬ LÍ MỘT Ý NGHĨ MANG TÍNH CHI PHỐI.
Trong Man’s Search for Meaning (Đi tìm lẽ sống) (1959), Viktor Frankl đã viết về thời gian ông ở trại tập trung. Nó khủng khiếp như sự tồn tại của chính ông, ông đã có thể đưa tâm trí mình đi đến một không gian khác: Hình dung mình đang giảng trước một sinh viên. Ý nghĩ đó đã thống trị thế giới thực cùng khổ của ông.
Trích dẫn Muốn lười phải khôn
ĐỂ ĐƯỢC LƯỜI MÀ VẪN RA VIỆC, HÃY THỬ LÀM 10 ĐIỀU SAU
1. Hãy sắp xếp chỗ làm việc của bạn sao cho thật hấp dẫn và trang bị mọi thứ bạn cần để làm việc.
Hãy tận hưởng khoảng thời gian ở chỗ làm việc. Mọi thứ bạn muốn và cần, nên ở trong tầm tay bạn.
2. Hãy tạo một hệ thống hồ sơ
Chỉ đơn thuần đặt tất cả những thứ liên quan đến một vấn đề cụ thể vào một nơi, đã là một bước tiến lớn đối với việc tổ chức và quản lí thời gian.
3. Hãy viết hoặc đánh máy MỘT danh sách về NHỮNG THỨ bạn phải chú ý đến. Vì phải cố gắng nhớ quá nhiều, nên bạn đã khiến trí não mình trở nên lộn xộn. Vấn đề là hãy lôi hết những điều đó ra khỏi tâm trí và viết nó ra giấy.
4. Sắp xếp mọi thứ. Càng nhiều càng tốt, mọi mảnh giấy, email, tin nhắn văn bản hay tin nhắn thoại nên được sắp xếp ngay khi bạn nhìn hoặc nghe thấy nó. Đừng “để sau” bất kì việc gì.
5. Thực hiện bài tập “một trong ba lựa chọn” với mọi thứ.
Quyết định: (i) hành động ngay lập tức, (ii) loại bỏ, xóa nó, hoặc (iii) đưa nó vào một danh sách việc sau này thực hiện.
6. Chuyển suy nghĩ sang các bước hành động.
Đừng viết trong danh sách của bạn là “xem xét việc này” hay “phân tích điều kia”. Hãy viết ra những hành động chính xác. Thay vì “xem xét việc này”, hãy viết chính xác những gì bạn sẽ làm (ví dụ): (i) đọc về_____, (ii) nói với Bill về_____, (iii) quyết định việc____”
7. Một khi bạn quyết định hành động, hãy hành động ngay nếu có thể. Bất cứ điều gì bạn có thể làm trong 2 phút, hãy làm luôn.
8. Duy trì hệ thống “sổ ghi nhớ” hữu dụng. Bất cứ phương pháp đáng tin cậy nào nhắc nhở bạn cần làm gì, khi nào, sẽ giúp khai thông tâm trí và nâng cao hiệu suất của bạn.
9. Đánh giá hàng tuần các hệ thống ghi nhớ và hiệu suất của bạn. Các hệ thống đó có hoạt động tốt đúng như chức năng của nó không? Bạn có bị nặng nề vì phải cố gắng ghi nhớ quá nhiều nữa không? Hãy thay đổi nếu cần.
10. Hãy xem lại những mục tiêu dài hạn của bạn ít nhất một tháng một lần. Bạn có đưa ra lựa chọn đúng đắn trên cơ sở những hoạt động thường xuyên đưa bạn đến gần hơn với các mục tiêu? Hay bạn chỉ đang lăn bánh thôi? Hãy chắc chắn rằng bạn đang đi đúng hướng!