Lần cập nhật gần nhất August 3rd, 2021 - 03:41 pm
Các nghi thức tang lễ thay đổi tùy theo thứ bậc của người qua đời, trong gia đình và ngoài xã hội; tài sản họ có lúc sống cũng như tài lực của người thân. Tang lễ là nghi thức tôn giáo, vừa thể hiện sự hiếu đạo, nghĩa tử của người sống với người chết nhưng cũng là mối quan tâm lo lắng về sự bình an, thịnh vượng hoặc hiểm họa sau này của con cháu… Với tư duy khoa học và thói quen quan sát ghi chép của người phương Tây, Dumoutier và các cộng sự đã quan sát, nghiên cứu những nghi thức khác nhau của nghi lễ tang ma sau đó phân tích, so sánh để tìm ra nét khác biệt trong một số nghi lễ ở các vùng miền, giữa các tôn giáo khác nhau…

- Review Nghi thức tang lễ của người An Nam (2)
- Tóm lược Nghi thức tang lễ của người An Nam
Review Nghi thức tang lễ của người An Nam (2)
Gustave Dumoutier sinh năm 1850 tại Pháp, ông là nhà nghiên cứu nhân học, dân tộc học và khoa học tôn giáo. Năm 1886, ông đến Hà Nội làm việc và bắt đầu nghiên cứu những vấn đề về dân tộc học, tôn giáo, văn hóa, lịch sử Việt Nam. Ông qua đời tháng 8 năm 1904 tại Hà Nội và để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị: “Nghiên cứu bản đồ các cửa sông, hải cảng Việt Nam thế kỉ XV”, “Tiểu luận về dân Bắc kỳ”, “Nghi thức tang lễ của người An Nam – nghiên cứu dân tộc học về mặt tôn giáo”,…
Ở phần đầu cuốn sách, Gustave miêu tả rõ ràng tỉ mỉ quá trình một người sắp chết trong cơn hấp hối, chúng ta đã thấy người đó chết, theo dõi tất cả các giai đoạn khi trút linh hồn, việc tẩm liệm và theo tiễn đám ma tới tận nghĩa trang. Người ta có thể tin chắc rằng mọi bài kinh đã được đọc, mọi tục lệ đã được thực hiện xung quanh thi hài, là nhằm mục đích giúp cho linh hồn và số phận của người ấy. Như vậy một bộ phận dân An Nam là người những người duy linh triệt để, mà linh hồn là đối tượng duy nhất của những nghi thức tang ma. Chúng ta không thể bỏ mặc linh hồn này cho một người lạ đáng nghi ngại làm đám, mà không sợ họ làm hại tới người thân của chúng ta, hoặc làm qua loa chiếu lệ.
Đối với Phật tử và người mới gia nhập Phật giáo, cái chết không phải là một vĩnh viễn, mà chỉ đơn giản là phần cuối của một giai đoạn mà người ta có thể so sánh với một chuyển động xoay vòng, gồm sinh ra, sống với một chuỗi khổ sở, già và chết phải đền tội rồi lại quay về cuộc sống trần tục. Sau mỗi kiếp ở trần thế, linh hồn sẽ phải trải qua một loạt những hình phạt phải chịu đựng trong các địa ngục khác nhau và khi ra khỏi cõi đời, linh hồn đã đạt được công đức, hoặc đánh mất phẩm chất của mình. Nếu có công đức, linh hồn sẽ quay lại trần gian với cảnh giới cao hơn tiền kiếp, ngược lại, nếu đánh mất phẩm hạnh, nó sẽ đầu thai trong cảnh giới thấp kém hơn, thậm chí trong các loại chúng sinh, có thể bị giáng xuống cấp bậc súc sinh thấp nhất.
Nhằm soi sáng bước đi khi linh hồn xuất ra khỏi thể xác, người ta đốt đèn, chỉ dẫn những con đường phải theo, người ta cấp cho linh hồn tiền bạc để tiêu pha dọc đường và dâng cúng thực phẩm. Linh hồn chịu đựng đau khổ, người ta cầu nguyện để giảm nhẹ, thiêu những bài kinh cầu nguyện viết sẵn, bố thí, cúng dường tiền bạc cho thiền viện đền thờ, người ta ăn chay.
Linh hồn phiền muộn, và để giải sầu cho linh hồn, người ta gửi sang thế giới bên kia tất cả mọi thứ có thể giúp linh hồn khuây khỏa: đồ đạc trong nhà, đào kép, tôi tớ, kể cả các phương tiện đi lại như ngựa, thuyền, võng cáng.
“Thời đại nào và đạo nào cũng vậy, chuyện ngây ngô, kỳ cục, và khủng khiếp thường được dùng để đánh mạnh vào trí óc của dân chúng. Toàn bộ những tập quán, nghi lễ có yếu tố dị đoan, mà chúng ta đã xem qua, được lưu truyền trong xã hội An Nam ở một thời kỳ lịch sử khá lâu, nó có thể thay đổi tùy theo trình độ trí thức của con người ở mỗi hoàn cảnh lịch sử khác nhau.”
“Lòng người – địa ngục dưới âm ti – chính là địa ngục ở trong lòng người, một khi lòng người đã không có địa ngục, thì hẳn là địa ngục dưới Âm ti cũng có thể không còn nữa”
Tôi nhớ lúc tôi còn bé, mỗi năm một lần bà tôi lại đem một bộ đồ đỏ chót trong rương ra giặt giũ phơi phóng, bà phơi lên một dây dài nào áo, quần, mũ, bao tay, bao chân, tất cả đều màu đỏ. Mấy chị em đi qua cái dây phơi đều sợ hãi tránh xa, vì đã từng nghe bà bảo, đây là bộ đồ bà mặc lúc chết. Mãi đến tận bây giờ, khi mà bà tôi đã ra đi hơn 15 năm, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh bà tôi lọ mọ nâng niu xếp dọn bộ đồ đỏ. Bà may từ rất sớm, lúc bà chưa còng lưng và còn quảy quang gánh đi chợ mỗi ngày. Bà còn ưng mua 1 bộ quan tài nữa nhưng bố mẹ hình như cũng sợ hãi mà ngăn cản không cho bà mua, làm bà càm ràm mãi. Sau này bà ra đi thanh thản ở tuổi 82, và lúc khâm liệm bà đã được mặc bộ đồ mà bà đã chuẩn bị cho mình từ rất lâu.
Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nổi tại sao một nguười khỏe mạnh lại có thể chuẩn bị cái chết cho mình mà không hề sợ hãi ? Có lẽ các bạn cũng đã từng 1 lần nhìn thấy hoặc là người thân, hoặc là hàng xóm…những người thế hệ trước lo hậu sự chu đáo cho bản thân và cũng đã từng khó hiểu như tôi ? Vậy thì đây – cuốn sách màu hường này sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc đó nhé !
Gustave Dumoutier sinh năm 1850 tại Pháp, ông đến Hà Nội năm 1886 để làm việc và bắt đầu nghiên cứu văn hóa, lịch sử Việt Nam
Các sách đã được dịch và xuất bản:
– Tiểu luận về dân Bắc kỳ”
– Nghi thức tang lễ của người An Nam – nghiên cứu dân tộc học về mặt tôn giáo
– Nghiên cứu bản đồ các cửa sông, hải cảng Việt Nam thế kỉ XVGustave Dumoutier đã ghi chép tỉ mỉ cụ thể cùng với hàng trăm hình vẽ minh họa về những nghi thức khác nhau của nghi lễ tang ma tại Bắc kỳ, từ đám ma của quan lại, địa chủ giàu có cho đến tầng lớp bình dân, nghèo khó.. Không những thế, ông còn phân tích, so sánh để tìm ra nét khác biệt trong một số nghi lễ ở các vùng miền, giữa các tôn giáo khác nhau theo các quan sát liên quan tới tang lễ, việc để tang và lòng kính trọng mồ mả của người Bắc kỳ. Đặc biệt ông cũng có những nghiên cứu rất sâu sắc về linh hồn người chết và các nơi mà linh hồn người chết có thể đến (linh hồn sau khi mất, linh hồn dưới địa ngục, linh hồn được đầu thai, linh hồn bị phán xét…)
Thoạt đầu linh hồn người chết được giải tới Nhất Điện, trước mặt vị phán quan Tân Quang Vương, ông này giữ quyển sổ sinh, ghi rõ ngày và thời hạn kết thúc các cuộc chuyển thế, ông điều khiển vô số quỷ, có nhiệm vụ chủ trì sự chết của chúng sinh, khi thời gian sống trên trần đã hết, và hộ tống linh hồn đi trên các chặng đường khác nhau. Theo quan niệm dân gian An Nam, điện này nằm dưới đáy đại dương.
Khi tới nơi, những linh hồn công chính, tùy theo mức độ trong sạch, được cho đi đào thai trong cảnh giới cao hơn, hoặc thoát khỏi vòng luân hồi. Những linh hồn khác được xét xử, linh hồn nào tội lỗi vượt quá công đức chút ít, phải qua một cuộc phán xét tổng quát, ngày sau đó được phân phối tới những địa ngục khác, ở đây, linh hồn sẽ bị phán xét chi li và phải đền bù tội lỗi mà công đức không chuộc nổi, tiếp đó sẽ đi đầu thai.
Đối với những linh hồn phạm tội ác lớn, chúng sẽ bị dẫn lên nóc một đài cao gọi là Nghiệt kính đài, ở đây, linh hồn phải đứng trước một đĩa kim loại khổng lồ, trong đó, mỗi linh hồn sẽ thấy phản chiếu mọi hành vi bí mật nhất trong cuộc đời. Hồn ma chúng sinh, người hoặc vật, đã khổ sở vì hành động của chúng, xuất hiện để tố cáo, không còn chối cãi vào đâu được, đó chính là lương tâm của chúng hiển thị ra bên ngoài, và ai cũng thấy rõ.
Dumoutier đã viết cuốn sách này thật sát với quan điểm nghiên cứu dân tộc học tôn giáo, qua đó công hiến cho các nhà nghiên cứu và độc giả ngày nay những tài liệu có giá trị tham khảo cần thiết.