Bằng một cách nào mà loài người đã biến đổi trong một khoảng thời gian rất ngắn, từ chỗ chỉ là một trong số những loài thú có kích thước lớn tới khi trở thành người chinh phục thế giới. Bạn có từng thắc mắc về cách thức mà chúng ta tiếp nhận những khả năng để có thể đảo ngược toàn bộ quá trình phát triển đó?
Review Loài tinh tinh thứ ba
Jared Diamond là tác giả mà mình yêu thích nhất khi bước vào thế giới nghiên cứu về nguồn gốc loài người với những tư tưởng khác biệt mà lần đầu mình được nghe qua với những dẫn chứng ông đề cập mà mình không ngờ tới. Ông là tác giả đầu tiên mà khi đọc xong mình phải lên google tìm hiểu thông tin về ông, về những cuốn sách khác mà ông viết giống như nhiều bạn fan kpop tìm hiểu về thông tin của idol mình vậy.
Thứ gì đã vạch ra ranh giới giữa chúng ta với mấy con khỉ và tinh tinh kia?
Ở những chương đầu, cuốn sách chỉ ra sự giống nhau của chúng ta với tinh tinh đến bất ngờ (khoảng 98% về bộ gen)
Thứ gì khiến con người bỏ xa loài tinh tinh?
Tác giả đã liệt kê những đặc điểm mà các bạn có thể đoán được như là: bộ não, ngôn ngữ, chữ viết, tập tính xã hội, biết sử dụng công cụ…
Nhưng có lẽ các bạn sẽ bất ngờ khi tác giả còn đưa ra những đặc điểm tạo thành con người của chúng ta như: tập tính tình dục để hưởng lạc(khác với loài thú, quan hệ để sinh con, duy trì nòi giống) – và tập tính này cũng không phù hợp với thuyết tiến hóa, vì khi quan hệ sẽ tốn nhiều năng lượng, có khả năng gặp nguy hiểm mà không mang lại giá trị tiến hóa nào ngoài sự khoái cảm trong thời gian ngắn. Tập tính này cũng được thể hiện qua các thời đại trước qua chế độ đa thê.
Việc sử dụng chất kích ở loài người có lẽ cũng không ổn với mục đích tiến hóa lắm vì chất kích thích gây hại cho sức khỏe, gầy gò ốm yếu, nhanh ngủm. Nhưng bạn đoán được tác giả giải thích sao về việc này không? Jared Diamond cho rằng việc các con đực sử dụng chất kích thích để thị uy, thể hiện, cho rằng mình có một cơ thể khỏe mạnh, 1 bộ gen tốt để có thể chịu đựng những tác hại kia nên các con cái sẽ tìm tới anh ta mà giao phối. Cái này thì mình không hoàn toàn đồng tình nhé. Giờ mà đi ra đường, không chỉ mình mà các chị em đều né xa một thằng nghiện hút chích huống hồ gì việc có con với hắn.
Về việc bài ngoại hay nói nặng hơn là diệt chủng. Tư tưởng này vẫn còn tồn tại rất lâu mà nhiều người không để ý hoặc không biết đến. Vậy mà có 1 diệt chủng đẫm máu mà chắc ai kiên trì đọc tới post này đều biết-Cuộc diệt chủng ngoài Do Thái do Đức Quốc Xã thực hiện vào WW2. Trong khi các các cuộc diệt chủng người bản địa của thực dân Anh, hay tổ tiên người Úc hiện tại đã từng diệt chủng người Úc bản địa 1 cách tàn nhẫn. Tại sao người Do Thái thì ai cũng biết, còn người bản địa, da đen, da đỏ thì không ai biết, mà nếu có biết thì cũng chả mấy ai quan tâm. Bởi vì đơn giản: DO THÁI LÀ NGƯỜI DA TRẮNG. Ngay cả những người ngoài lề, cũng có tư tưởng phân biệt chủng tộc, thì có phải bài ngoại, phân biệt chủng tộc là nằm trong máu của loài người. Nếu cho những người da đen bản địa kia sức mạnh, vũ khí lợi hại thì họ có quyết định bài ngoại những người da trắng không? Tôi tin là có.
Tại sao Châu Âu lại là những người đi xâm lược, tiêu diệt các quốc gia khác mà không phải ngược lại? Có phải vì trong gen họ thông minh hay họ thuộc một nhánh nào tiên tiến hơn của loài người. No no no… Bởi vì vị trí địa lí của họ nói lên tất cả, họ sống ở những nơi có khi hậu thuận lợi hơn cho việc trồng trọt, chăn nuôi từ đó phải triển hơn trong nhiều lĩnh vực như sáng tạo nghệ thuật, quân sự, công nghệ…. Trong khi những thổ dân bản địa đang cật lực hái quả, săn mồi thì người Châu Âu đang rèn dao mài kiếm.
Phía trên chỉ là những phần nhỏ được trích trong 1, 2 chương mà mình thích nhất. Vẫn còn nhiều thứ ấn tượng mà bạn có thể nhận được khi đọc cuốn sách này.
Trích dẫn Loài tinh tinh thứ ba
“Các đặc tính độc nhất vô nhị của con người đã giúp chúng ta thành công về mặt sinh học trong hiện tại với tư cách một loài. Không một loài động vật cỡ lớn nào ngoài con người có thể phân bố ở mọi lục địa, sinh sản ở mọi hệ sinh thái từ sa mạc hay bắc cực đến rừng mưa nhiệt đới. Không loài động vật cỡ lớn nào trong tự nhiên lại cạnh tranh được với chúng ta về số lượng. Nhưng trong số các đặc tính riêng biệt đó có hai đặc tính đe doạ sự tồn tại của con người: xu hướng giết hại lẫn nhau và hủy hoại môi trường của chúng ta. Dĩ nhiên cả hai xu hướng này cũng có ở các loài khác; sư tử và nhiều động vật khác cũng giết đồng loại, voi và các loài khác thì làm tổn hại môi trường sống của chúng… Tuy nhiên những xu hướng này lại đang đe dọa con người nhiều hơn hẳn các loài động vật khác vì sức mạnh kỹ thuật cũng như sự bùng nổ dân số của chúng ta’’
”Hãy tự hỏi tại sao chúng ta trưng bày lũ vượn kia trong vườn thú, và tại sao lại dùng những con khác cho các thử nghiệm y học, trong khi không thể làm vậy với con người. Giả sử tinh tinh có bộ gen giống với chúng ta tới 99 % và sự khác biệt quan trọng giữa con người và tinh tinh chỉ do một số ít gen. Liệu bạn còn đồng tình với việc nhốt tinh tinh vào chuồng và thí nghiệm trên chúng? Hãy nghĩ tới những người bất hạnh do bị thiểu năng trí tuệ, không có khả năng giải quyết vấn đề, tự chăm sóc bản thân, giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ xã hội và cảm nhận nỗi đau còn kém hơn vượn. Vậy thì lôgic nào để cấm việc thử nghiệm y học trên những người đó thay vì trên vượn?”
“Nghệ thuật được cho là thuộc tính cao quý nhất của con người – thứ đã tách chúng ta ra khỏi loài vật, ít nhất cũng rõ rệt như tiếng nói, do sự khác biệt trong cách thức cơ bản xuất phát từ bất cứ điều gì mà mọi con vật có thể làm được. Thậm chí nghệ thuật còn được đánh giá là cao quý hơn ngôn ngữ, do ngôn ngữ thực sự chỉ là một tiến bộ cực kỳ phức tạp trong các hệ thống trao đổi thông tin của loài vật, thực hiện chức năng sinh học hiển nhiên trong việc giúp cho chúng ta sống sót và phát triển rõ rệt từ những âm thanh được các loài linh trưởng khác tạo ra. Ngược lại, nghệ thuật không thực hiện một chức năng rõ rệt nào và nguồn gốc của nó được coi là một bí ẩn siêu phàm”