Gần đây đã xuất hiện phương pháp chụp PET một loại xét nghiệm sàng lọc ung thư.
PET, viết tắt của “Positron Emission Tomography, ghi hình cắt lớp Positron”. Khi tiêm thuốc xét nghiệm theo đường truyền dịch thì glucose có trong thuốc xét nghiệm sẽ tập trung tại các vùng có tế bào ung thư phát triển (vì tế bào ung thư hấp thụ glucose cao gấp nhiều lần so với tế bào bình thường). Lúc này một thiết bị chụp CT đặc thù sẽ chụp hình toàn thân, vùng đó sẽ sáng đỏ lên và nhờ vậy mà ung thư được phát hiện.
Nhờ đó, phương pháp này có thể phát hiện được ung thư ở giai đoạn rất sớm mà với các xét nghiệm truyền thống đã khó phát hiện. Hơn nữa, người bệnh sau khi được tiêm thuốc cũng chỉ việc nằm để chụp nên không bị đau giống như các xét nghiệm từ trước tới giờ.
Ngoài ra, cũng giống như xét nghiệm chụp Barit cản quang, xét nghiệm này có tập trung một lượng phóng xạ phơi nhiễm nhưng cũng không cần thiết phải lo lắng đến vấn đề đó. Ở chụp Barit cản quang lượng phóng xạ phơi nhiễm được cho là khoảng 6 mSv, trong khi chụp PET thì khoảng 4 mSv. Mặt khác, chụp CT vùng ngực thì khoảng 8 mSv, nên nếu so sánh với các xét nghiệm y tế từ trước đến nay, lượng phóng xạ khi chụp PET cũng không được coi là cao quá mức.
PET không phải là vạn năng
Vấn đề đáng nói hơn ở đây là so với chi phí cao thì hiệu quả lại hạn chế.
Để phát hiện các ung thư khó phát hiện như ung thư tuyến tụy, ung thư xương không rõ vị trí thì hiệu quả của chụp PET rất cao, và tôi cũng thường nói với các bệnh nhân mà “Nghi ngờ có ung thư ở vùng tuyến tụy hoặc đường mật nhưng làm các xét nghiệm cũng không phát hiện ra được” rằng “Tôi xin lỗi, nhưng mong bạn hãy làm xét nghiệm chụp PET một lần, được không?”,. Tuy nhiên, ngoài những trường hợp như vậy thì tôi nghĩ không có nhiều lý do để làm xét nghiệm chụp PET.
Với xét nghiệm sử dụng Glucose như chụp PET thì không thể phát hiện được ung thư ở những bộ phận mà Glucose tập trung dù có tế bào ung thư hay không như não, thận, bàng quang. Ngoài ra, đối với nhiều trường hợp ung thư dạ dày thì nội soi dạ dày hoặc chụp Barit cản quang, ung thư gan thì siêu âm vẫn có thể phát hiện được ung thư nên cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm chi phí cao như chụp PET.
Trường hợp muốn làm thêm xét nghiệm chi tiết ngoài các xét nghiệm thông thường, ví dụ như ung thư tuyến tụy thì không nói làm gì, nhưng nếu “xét nghiệm sàng lọc ung thư hằng năm bằng chụp PET” thì thật lãng phí. Ngoài những người dư giả về thời gian cũng như tiền bạc thì tối thiểu chỉ cần làm xét nghiệm cho năm loại ung thư tôi đã nói ở trên là đủ rồi.
Chụp PET thì khả năng phát hiện ung thư tuyến tụy rất cao nhưng đối với ung thư thận hay ung thư bàng quang thì không thể phát hiện được