Ung thư đại tràng, một trong số các ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, thực tế đang tăng đột biến trong những năm gần đây. Trong vòng hai mươi năm trở lại đây, số người tử vong đã tăng gấp đôi và dự đoán là đến năm 2020 tỉ lệ người mắc bệnh sẽ vượt qua ung thư dạ dày, ung thư phổi và chiếm vị trí số một.
Nhân tiện, nếu phân chia theo giới tính thì ở nữ giới ung thư đại tràng đã trở thành nguyên nhân tử vong số một, và ở nam giới cũng đang chiếm vị trí số ba.
Nhưng mặt khác, ung thư đại tràng tiến triển rất chậm, và có thể xét nghiệm nội soi từ hậu môn nên dễ dàng phát hiện.
Như lúc nãy tôi có nói, 90% các trường hợp được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm gần như được chữa trị khỏi.
Vậy thì tại sao số bệnh nhân tử vong đang tăng đến mức như hiện nay?
Một trong những nguyên nhân quan trọng có thể kể đến là tỉ lệ những người đi khám sức khỏe rất thấp. Chính phủ đang đặt mục tiêu tỉ lệ người dân đi khám sức khỏe là 50%, nhưng hiện nay tỉ lệ bình quân của cả nước chỉ dừng lại ở mức 25%.
Ngoài ra, khuyết điểm của việc sàng lọc ung thư đại tràng là đang làm gia tốc thêm cho sự gia tăng số người tử vong.
Ví dụ: Nếu là xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung thì kết quả sẽ thấy được rõ ràng dương tính là ung thư, còn âm tính thì không phải là ung thư. Còn xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng, trớc tiên phải xét nghiệm xem máu có lẫn trong phân hay không không qua xét nghiệm hồng cầu ẩn trong phân. Tuy nhiên, những khối ung thư nằm im giữa những khe hở trên niêm mạc thì không xuất huyết nên không thể khẳng định rằng vì kết quả là âm tính nên loại trừ ung thư đại tràng. Ngược lại, khi kết quả là dương tính thì cũng không thể khẳng định là ung thư. Đó cũng là một vấn đề.
Xét nghiệm hồng cầu ẩn trong phân là một xét nghiệm có độ chính xác cao đến mức có thể so với chuyện một giọt máu nhỏ vào trong nước của bồn tắm cũng có phản ứng. Vì vậy mà những trường hợp khác như trĩ nhẹ… cũng cho ra kết quả dương tính.
“Nội soi đại tràng”, một xét nghiệm khó khăn mà đến bác sĩ cũng phải ngần ngại
Tất nhiên lúc này nếu làm được xét nghiệm chi tiết thì tốt, nhưng bước tiếp theo của xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng, “nội soi đại tràng’ là một xét nghiệm khó khăn mà đến các bác sĩ cũng phải ngần ngại khi có yêu cầu làm tiếp xét nghiệm này.
Trước hết, để làm sạch hoàn toàn đại tràng thì bạn phải uống một lượng lớn thuốc tiêu chảy, và phải di đại tíện khoảng 20-30 lần. Sau đó, ống nội soi sẽ được đưa vào từ hậu môn. Tuy nhiên, do ruột có hình dạng rất phức tạp nên cho dù bác sĩ giỏi cũng phải mất đến mười phút để nội soi. Và trong khi làm xét nghiệm người được khám sẽ cảm thấy khá đau, mỗi lần chạm vào bên trong ruột sẽ cảm thấy đau dữ dội như bị lồng ruột, rất khổ sở.
Do vậy mà các bác sĩ cũng không muốn tăng thêm gánh nặng cho bệnh nhân nên cho dù xét nghiệm máu lẫn trong phân cho kết quả dương tính thì nhiều trường hợp trả lời mập mờ là “hãỵ theo dõi thêm” đối với người bị trĩ, chính vì vậy mà sẽ có trường hợp bỏ sót ung thư đại tràng.
Vậy thì làm thế nào để phát hiện sớm ung thư đại tràng?
Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thường hay nhắc đi nhắc lại, nhưng đây lại là phương pháp dự phòng đúng đắn: “Ung thư đại tràng tiến triển chậm nên cứ năm năm một lần cũng được, hãy làm nội soi đại tràng. Nếu phát hiện sớm thì 90% có thể chữa khỏi.”
Tuy khó khăn nhưng cần làm nội soi đại tràng năm năm một lần.
Hiện nay, vì có thể gây mê toàn thân nên vấn đề bị đau khi nội soi đại tràng đã có thể được giải quyết. Tất nhiên, cũng có những nguy cơ của thuốc gây mê nhưng so với việc bỏ sót ung thư đại tràng thì nguy cơ đó chỉ ở mức có thể chấp nhận được.
Nguyên nhân tử vong ung thu chiếm vị trí số một ở nữ giới là ung thư đại tràng. Tuy nhiên nếu phát hiện và chữa trị sớm thì 90% gần như được chữa khỏi nên nhất định phải làm xét nghiệm sàng lọc. Ngoài ra, xét nghiệm hồng cầu trong phân có khả năng bỏ sót ung thư đại tràng nên hãy đi nội soi đại tràng khoảng năm năm một lần.