“Sếp của Einstein” kể những câu chuyện hấp dẫn về vai trò thầm lặng của Flexner đằng sau những công trình và nhà khoa học đã thay đổi thế giới. Mười bài học về thuật lãnh đạo mà hai tác giả Robert Hromas và Christopher Hromas rút ra từ mối quan hệ giữa Flexner và Einstein vô cùng giá trị cho những ai đang quản lý nhóm nhân tài kiệt xuất – những người thường làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và những lĩnh vực đang phát triển với tốc độ nhanh.
Review Sếp của Einstein (2)
Ai là người có thể lãnh đạo những người xuất chúng?
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta chẳng còn xa lạ gì với những cái tên như: Albert Einstein, Thomas Edison,… Họ được xem là những người có đóng góp to lớn cho khoa học nói riêng và cho nhân loại nói chung. Họ là những thiên tài. Tuy nhiên, hầu hết các thiên tài đều cần có một môi trường tương trợ và được dẫn dắt đi theo đúng định hướng để đạt được những cải tiến. Ai sẽ là người đủ sức đứng ra làm điều ấy?
Một trong số người có thể làm được điều ấy chính là Abraham Flexner. Ông là người đảm nhận vai trò chèo lái, xây dựng nên một IAS (Institute for Advanced Study) trở thành một trong những trung tâm khoa học hiệu quả nhất mọi thời đại.
Làm thế nào mà Flexner, một cựu giáo viên trung học, đã tạo ra cơ sở giáo dục đẳng cấp thế giới này, nơi có hàng chục người đoạt giải Nobel, Huy chương đồng và Nghiên cứu sinh MacArthur? Flexner đã sử dụng những chiến thuật nào để biến Einstein và những người theo chủ nghĩa cá nhân kỳ quặc, xuất sắc khác thành những nhóm gắn kết và có năng suất cao?
Sếp Của Einstein – 10 Nguyên Tắc Để Lãnh Đạo Những Người Xuất Chúng kể câu chuyện hấp dẫn về vai trò hậu trường của Flexner hướng dẫn những phát triển khoa học quan trọng. Trên đường đi, cuốn sách khám phá 10 bài học lãnh đạo cho bất kỳ ai điều hành một nhóm thiên tài giống như Einstein — một nhiệm vụ quan trọng để đạt được lợi thế trong máy tính, kỹ thuật, công nghệ sinh học và các lĩnh vực có nhịp độ nhanh khác.
Những người thông minh rất cần thiết để tìm ra các giải pháp mới và thúc đẩy kiến thức về phía trước. Nhưng họ hiếm khi thông minh trong việc hợp tác, chỉ đường và hướng tới các mục tiêu chung. Sếp Của Einstein giải thích 10 quy tắc không thể phá vỡ để gắn kết các thiên tài lại với nhau và dẫn họ đến sự vĩ đại.
Quy tắc để dẫn đầu thiên tài tương ứng theo nhiều cách với cách Flexner khởi chạy và điều hành IAS. Mười quy tắc dành cho thiên tài hàng đầu này sẽ cung cấp cho bạn nhận thức và bộ kỹ năng đặc biệt để dẫn dắt những người xuất chúng đạt được những đột phá để giải quyết những vấn đề phức tạp mà bạn phải đối mặt:
- Không nói dối.
- Tránh xa.
- Im đi và lắng nghe.
- Lật ngược những tảng đá.
- Thuật giả kim.
- Quá khứ của bạn không phải là sự thật của tương lai.
- Bỏ qua.
- Hòa hợp trái tim và khối óc.
- Hãy để vấn đề quyến rũ thiên tài.
- Làm hòa với khủng hoảng.
Đừng trở thành kẻ ngáng chân thiên tài
Bạn đã bao giờ nghe qua sếp của Einstein? Chắc hẳn là chưa bao giờ đúng không? Đúng vậy và chính tôi cũng khá bất ngờ khi biết thiên tài như Einstein cũng có sếp đấy chứ !Đó không phải là đều bất ngờ duy nhất mà tôi nhận được từ cuốn sách này. Chúng ta hãy cùng khám phá sự thú vị của cuốn sách’’của thiên tài’ này.
Robert Hromas, một nhà quản trị, người cố vấn, nhà khoa học và là bác sĩ lâm sàn dày dạng kinh nghiệm nhưng chính những sai lầm và sự hối hận trong nhiều lần thất bại của ông đã biến ‘Sếp của Einstein’ trở nên có ý nghĩa nhiều như thế.
Câu chuyện kể về Abraham Flexner nhà sáng lập viện IAS (tại đại học Priceton), ông khởi nghiệp là một giáo viên không phải là nhà tiên sĩ hay nhà vật lí, nhà toán học và cũng chưa từng có một tác phẩm học thuật nào. Vậy cơ duyên nào đưa Einstein đến với Flexner? Năm 1933 Einstein chạy trốn khỏi đức quốc xã và gia nhập vào viện nghiên cứu cao cấp nhằm tạo danh tiếng cho viện nghiên cứu còn non trẻ này,ông được Abraham Flexner trao cho vị trí giám đốc viện nghiên cứu và từ đó thiên tài của chúng ta Einstein gia nhập vào nhóm các nhà tư tưởng do Flexner quản lí.
Einstein’s boss đưa ra các quan điểm quản trị của Flexner, ông là một kẻ phá bỏ những rào cản của xã hội, ông cho rằng các nhà quản trị không phải là người giỏi nhất trong tất cả mọi việc mà phải là người quyết định trong tất cả mọi vấn đề của nhóm, “việc dẫn dắt các thiên tài cũng như thống lĩnh một đội quân bao gồm toàn các tướng lĩnh” – Bod leverence, những suy nghĩ của các thiên tài thường theo con đường riêng và độc lập trong mọi quyết định dẫn đến việc họ không tự đánh giá về bản thân đúng như những thành công mà họ có trước đó, công việc của Flexner là dẫn dắt các thiên tài đi theo con đường của lãnh đạo và tạo môi trường giúp họ thành công.
10 nguyên tắc dành cho những thiên tài
1. Không nói dối.
2. Tránh xa.
3. Im đi và lắng nghe.
4. Lật ngược những tảng đá.
5. Thuật giả kim.
6. Quá khứ của bạn không phải là sự thật của tương lai.
7. Bỏ qua.
8. Hòa hợp trái tim và khối óc.
9. Hãy để vấn đề quyến rũ thiên tài.
10. Làm hòa với khủng hoảngNhững thách thức trong việc quán lí thiên tài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau làm việc trong cùng một tổ chức duy nhất, Abraham Flexner đã thu hút được những bộ não có kiến thức chuyên môn thành thạo từ nhiều vấn đề hợp làm một để giải quyết các vấn đề chug của tổ chức như các cầu thủ bóng đá đảm nhiệm từng vị trí khác nhau và ăn ý để tạo nên một đội tuyển mạnh
Người lãnh đạo không phải là kẻ ngáng chân
Khi lãnh đạo không tự tin vào bản thân mình thì khổng thể tin vào khả năng của nhóm làm việc ,việc thâu tóm quyền hành và đưa ra quyết định phải ở bản thân của nhà lãnh đạo, có thể là họ chưa tin vào mình nhưng phải có niềm tin vào các “tướng” của mình để dẫn đến mục tiêu chung một cách nhanh nhất , việc quyền lực tập trung vào toàn bộ nhà lãnh đạo thì việc triển khai các dự cán khác nhau cần nhiều thế mạnh chuyuên môn và bộ não vượt trội của các thiên tài là điều ngăn cản bước đường thành công của nhóm, vì thế phải có sự trao quyền dể dẫn dắt, sự thật là các nhà lãnh đạo thường rất sợ trao quyền? đều đó đúng vì suy nghĩ chung của họ là sợ mất uy tín với cái danh xưng lãnh đạo và đối với người khác, đều đó dễ dàng dẫn các dự án đến với thất bại thảm hại, tính nghệ thuật của nhà lãnh đạo xuất chúng phải được biểu hiện thông qua việc lãnh đạo trong điều kiện quyền hành đã bị hạn chế trong vai trò như nhà cố vấn và không có quyền hành? Tại sao Abraham Flexner đã thành công, vì ông hiểu những nguyên tắc để không trở thành kẻ ngáng chân các thiên tài.
Nghệ thuật của lắng nghe
Lắng nghe tưởng chừng đơn giản như cái cách chúng ta viết ra nó như bằng một cách hiểu kì diệu hơn thì chúng đã biến những người bình thường trở thành người lãnh đạo xuất sắc nhất! Sự lắng nghe của lãnh đạo giúp các nhân viên của mình có thể tự do nêu lên chính kiến và sự tôn trọng của họ đối với từng ý kiến được nêu lên sẽ giúp người nói từng “đồng vàng quý báu nhất” đó là sự chú ý lắng nghe. Việc biết lắng nghe giúp lãnh đạo và nhân viên có sự tin tưởng lẫn nhau và càng giữ chân thiên tài ở lại lâu dài hơn.
Kinh nghiệm rút ra từ những trải nghiệmTrong thời đại của những thứ tham vọng lấn ác cả sự tin tưởng của chúng ta thì việc dẫn dắt các ‘thiên tài’ của nhóm mình là điều luôn là thử thách khó nhằn nhất đối với bất cứ nhà lãnh đạo nào. 10 nguyên tắc trên là thứ vũ khí quý báu của bất kì “Sếp” nào. Nếu chân thật mà nói thì tôi chưa từng như Abraham và cũng chưa từng dẫn dắt bất kì ai và tôi tin trong số các bạn cũng thế nhưng việc trải nghiệm việc lãnh đạo các thiên tài thông qua Einstein’s Boss thì chúng ta như được nhìn thấy một góc nhìn của các nhà lãnh đạo thực thụ và chúng ta cũng sẽ có những chiêm nghiệm riêng cho mình, có thể là những kinh nghiệm quản trị quý báu, cũng có thể là những trải nghiệm qua những trang sách mềm và tất nhiên là nhìn thấy mình qua một người khác. Việc chia sẽ niềm vui lẫn đau khổ với các nhân viên của mình có nghĩa là chúng ta đã áp dụng đươc những nguyên tắc này vào thực tế. “Sếp Của Einstein” sẽ cung cấp cho bạn sự hiểu biết về sự phức tạp của thiên tài hàng đầu, những hiểu biết sâu sắc sẽ giúp bạn tránh xa lánh những cá nhân xuất sắc trong nhóm của bạn, chiến lược thúc đẩy tinh thần đồng đội và mục đích chung.
– Văn Khan