Cuốn sách giới thiệu đến mỗi chúng ta thứ “vũ khí bí mật” có sức mạnh chi phối cả cuộc đời: Tiềm thức của chính chúng ta. Quan trọng hơn, Sức Mạnh Tiềm Thức còn hướng dẫn chúng ta cách sử dụng thứ vũ khí lợi hại đó. Từng bước từng bước một, nhẹ nhàng, đơn giản, dễ hiểu, Joseph Murphy giúp độc giả nhận ra vai trò tối thượng của tiềm thức, từ từ làm chủ tư duy của mình để thoát khỏi những ám thị tiêu cực, trở nên một người xác lập được giá trị bản thân, biết trân trọng người khác, từ đó giao tiếp hiệu quả, thành công và không ngừng thăng tiến trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Review Sức Mạnh Tiềm Thức
“Tất cả chúng ta đều có nỗi sợ hãi, niềm tin và quan điểm riêng của mình. Những điều này chi phối và điều khiển cuộc sống của chúng ta. Tự thân 1 sự ám thị không có nội lực. Nó chỉ có nội lực khi thâm tâm bạn chấp nhận nó”
Nói sao nhỉ? Mình sẽ không dài dòng giải thích tiềm thức là gì, vì nghe nó có vẻ hơi rắc rối và học thuật (tất nhiên tác giả có giải thích trong sách), Tuy nhiên, hiểu nôm na thì tiềm thức chính là sự kết quả của thói quen và niềm tin.Chắc trong chúng ta, nhất là các bạn trẻ (đau lòng nhất người nói những câu này lại thường là ba mẹ hay người thân), ít nhiều “được” nghe những câu đánh giá:
– Mày chẳng làm được tích sự gì cả
– Mày là đứa vô dụng
– Mày luôn luôn thất bại
– Mày không bao giờ bằng bạn A/ đứa B.
– Mày luôn luôn đứng thứ 2, quên vị trí thứ nhất đi.
– Cuộc đời mày chắc chắn là vất đi…
— Mắc căn bệnh này chắc chắn sẽ chết thôi.Lúc đó cảm giác của các bạn thế nào? Tức giận, ấm ức, tủi thân, xấu hổ…muốn bỏ nhà đi, muốn huỷ hoại cuộc sống ???
Nhưng theo mình, đó chưa phải là điều đau buồn nhất đến với bạn đâu!
Điều đau buồn nhất chính là: Những câu nói/ định kiến tưởng “ vô thưởng vô phạt” được người khác ném vào mặt bạn trong cơn tức giận, nếu được lặp đi lặp lại, nó sẽ trở thành một “ám thị tiêu cực” định hướng cả cuộc đời bạn.Bạn sẽ có nguy cơ trở thành : kẻ- thất- bại- từ – định – kiến- của- người- khác. Chỉ cần gặp một thất bại, bạn sẽ ngay lập tức liên tưởng đến ý niệm “mày đúng là kẻ thất bại”, vì tiềm thức của bạn đã ghi nhớ điều đó, và biến nó thành sự thật.
Mình đã note chữ in hoa trong quyển sổ của mình: BẤT CỨ ĐIỀU GÌ MÀ Ý THỨC TIN, TIỀM THỨC SẼ CHẤP NHẬN VÀ HÀNH ĐỘNG THEO.
Bạn chỉ cần làm cho ý thức ngập tràn điều tốt đẹp, tiềm thức sẽ tìm cách để mô phỏng và biến nó thành sự thật.
Cảm giác khoẻ mạnh tạo ra sự khoẻ mạnh
Cảm giác sung túc tạo ra sự sung túc
Cảm giác hạnh phúc tạo ra niềm hạnh phúcMình biết, đọc đến đây nhiều bạn sẽ bĩu môi dè bỉu “Ôi trời! Thế thì chẳng cần làm gì, chỉ cần ngồi 1 chỗ xong dùng tâm thức và niềm tin đủ lớn , thì có thể đẩy giải cứu cả thế giới, đúng không”
Nhưng mà đọc kĩ xíu nha, sách cũng có nói “Khi nhận thức rõ mục tiêu, lên kế hoạch hành động chi tiết chắc chắn, với niềm tin mãnh liệt, sẽ có cách để thực hiện điều ta thực sự mong muốn”
Có rất nhiều sách nói về “sức mạnh của sự hành động”. Trong quyển “Đánh thức con người phi thường trong bạn”, diễn giả Anthony Robbins đã khẳng định rất nhiều lần “Hãy nhớ rằng một quyết định, mục tiêu chỉ thực sự được tính khi bạn có một hạnh động cụ thể. Nếu không đi đôi với hành động thì bạn chưa thực sự có một quyết định nào cả”
Nhưng bạn biết rồi đấy. Trước khi hành động. Bạn phải THỰC SỰ NGHĨ VỀ MỤC TIÊU ĐÓ MỘT CÁCH NGHIÊM TÚC VÀ LIÊN TỤC. Sau đó mới bắt tay vào làm.
Và tiềm thức chính là “cỗ máy” điều khiển việc đó.
Tiềm thức chính là thứ quyết định bạn muốn trở thành người như thế nào?
Bạn mong muốn được tăng lương?
Bạn mong muốn tìm được người bạn đời hợp ý?
Bạn mong muốn thoát khỏi 1 thói quen xấu ?
Bạn mong muốn có nhiều tiền?
Hay đơn giản chỉ là mong hoà hợp với một đồng nghiệp mà bạn vô cùng ghét nhưng vẫn phải hợp tác???Trong post trước mình có nói đùa rằng, cuốn sách này có rất nhiều “bùa chú”.
Thì đúng là nó có những câu kinh cho từng trường hợp mà mình liệt kê bên trên, tác giả khuyến khích chúng ta đọc mỗi sáng/ mỗi tối , khi cơ thể rơi vào trạng thái thoải mái, yên lặng. Gieo vào tâm thức chúng ta những điều mà chúng ta mong muốn sẽ trở nên “TỐT ĐẸP HƠN”.
Cũng giống như những bài kinh trong tôn giáo, có thể chúng ta chưa hiểu hết tất cả nội dung , nhưng nếu chúng ta tin những bài kinh đó mang lại sự bình an/ thanh thản/ những điều tốt đẹp sẽ đến . Thì chúng ta sẽ tụng nó hàng ngày. Và đến 1 ngày nào đó, khi bạn vượt qua được chuyện gì đó xui rủi, bạn sẽ tin rằng đó là do bạn đã kiên trì niệm tụng.
Câu chuyện “niềm tin” là một câu chuyện còn rất nhiều điều mà khoa học chưa lý giải được
Bộ não chúng ta có những năng lực kì diệu đến mức mà rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chúng ta mới chỉ sử dụng 10% công lực của nó.
Điển hình nhất là những trường hợp đa nhân cách. Họ có rất nhiều nhân cách sống trong cùng 1 cơ thể, mỗi nhân cách là một kiểu người/ thậm chí là 1 kiểu khả năng siêu phàm (Mình rất thích bộ phim Split- Tách biệt). Khả năng đó được điều khiển bởi niềm tin vào điều mà họ muốn tin. Nó mãnh liệt đến mức vượt qua những khả năng chịu đựng thông thường của con người.
Niềm tin khiến chúng ta hồi phục hay sinh bệnh trong chốc lát. Nhiều nghiên cứu chỉ ra niềm tin tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch. Trong cuốn “Đi tìm lẽ sống”, tác giả cũng kể 1 câu chuyện, một người bệnh nhân của tác giả nói ông mơ 1 giấc mơ sẽ chết vào ngày 30.3 (sau đó 1 tháng). Và vì bệnh nhân đó đã chọn việc muốn chết, không muốn chữa bệnh, nên tình hình sức khoẻ của anh đột nhiên chuyển biến xấu nhanh chóng. Anh mất vào đúng ngày 31. 3 tháng sau đó, sau đúng 1 ngày như trong giấc mơ anh đã mơ.
Nếu muốn định hướng cuộc đời mình, ta phải bắt đầu kiểm soát niềm tin. Bạn có thể kiến tạo cơ thể mới sau một chu kỳ 11 tháng. Hãy làm mới cơ thể bằng cách thay đổi tư duy và duy trì chúng một cách đều đặn.
Cuốn sách cũng nhấn mạnh: Bạn không thể sở hữu được những thứ mà bạn coi thường và lên án bằng định kiến.
VD: Bạn không thể có nhiều tiền nếu trong tâm thức bạn coi đồng tiền là biểu hiện của suy nghĩ vật chất hoá. Những người kiếm được nhiều tiền chắc hẳn lúc nào cũng dùng đến “mánh mung”.
Nuôi dưỡng ý nghĩ đố kị là tự huỷ hoại ước muốn được trở nên giàu có của bạn.
Nội dung những “câu thần chú” trong sách, luôn luôn đầy đủ cả yếu tố hành động mang tính “ định hướng đúng đắn” chứ không đơn thuần chỉ là những mong muốn.
VD: “ Thần chú” để có 1 ngày hạnh phúc:
– Lựa chọn của tôi hôm nay là hạnh phúc
– Lựa chọn của tôi hôm nay là thành công
– Lựa chọn của tôi hôm nay là những hành động đúng đắn
– Hôm nay tôi chọn yêu thương và dành những tình cảm tốt đẹp cho tất cả
– Hôm nay tôi chọn sự an bìnhVậy cuối cùng kết luận là gì:
Bạn muốn trở thành một người “tốt đẹp hơn”, hãy nghĩ về những điều “tốt đẹp hơn” mỗi ngày, kiên trì và tin tưởng. Niềm tin đủ mạnh sẽ tạo ra hành động đúng đắn. Với sự giúp sức của tâm thức, điều tốt đẹp sớm hay muộn sẽ tìm đến bên bạn.Còn nếu bạn chọn không tin. Bạn có quyền bỏ qua quyển sách này.
Còn rất nhiều quyển sách “hợp với bạn” ngoài kia.
Miễn là hãy nghĩ về những điều tốt đẹp mỗi ngày, “cứ mơ đi vì cuộc đời cho phép”, đúng không?