Lần cập nhật gần nhất October 1st, 2020 - 09:50 am

Thật ư? Thật ư? Phải là hồng phai xanh thắm kể về một cô nhân viên công vụ ở tòa án xuyên về cổ đại trong thân phận một thứ nữ nhà quan. Mẹ đẻ là di nương bị hại chết, cha ruột sủng thiếp, giả nhân giả nghĩa. Trong hoàn cảnh như vậy, nữ chính với thân phận đứa bé 6 tuổi đã cố gắng sinh tồn, dùng sự khôn khéo để đấu tranh cho hạnh phúc của mình. Truyện không mang tính chất YY, nữ chính xuyên không phải siêu nhân thánh nữ, chỉ khéo léo cư xử cho phù hợp hoàn cảnh, ngoài ra tính cách nàng vô cùng đáng yêu, suy nghĩ hài hước. Nam chính là một lãng tử quay đầu, để có thể cưới được nữ chính anh đã phải vận dụng rất nhiều quỷ kế. Tác giả cũng lồng vào truyện những suy nghĩ đánh giá về cuộc sống cổ đại với nhiều so sánh rất dí dỏm thông qua cái nhìn của nữ chính.
- Review (2)
- Tóm tắt
Review (2)
“Hồng phai xanh thắm”, theo lời editor, là thời điếm cuối xuân hoa rụng lá đâm chồi, hàm ý mùa xuân qua đi nhưng thời gian vẫn trôi, hoa tàn nhưng cây vẫn đâm chòi nảy lộc. Tuổi trẻ của người con gái tuy rực rỡ nhưng cũng ngắn ngủi, còn có những người hông nhan bạc mệnh, mãi mãi dừng lại ở khoảnh khắc tuổi xuân tươi đẹp ấy.
Diêu Y Y, một nhân viên bình thường tại tòa án, trong chuyến thực địa ở vùng núi bị tai nạn và xuyên qua thân thế của Thịnh Minh Lan, tiểu thư hàng thứ Sáu của Thịnh gia. Một thanh niên trí thức sống dưới ánh sáng của pháp luật đột nhiên phải làm quen với thế giới quan phức tạp và hà khắc của cổ đại, Diêu Y Y từng có ý không muốn sống, cứ thế mà lay lắt qua ngày.
Thân thế của nàng là Minh Lan, thứ nữ nhỏ tuổi nhất do thiếp của lão gia Thịnh Hoành sinh. Ngày nàng xuyên qua, thân mẫu của Minh Lan vì minh tranh ám đấu trong phủ họ Thịnh, khó sinh mà chết. Đứa bé mới sáu tuổi đã mất mẫu thân, thứ nữ địa vị lại thấp kém, không một ai quan tâm, đến người hầu kẻ ở cũng mặc kệ Minh Lan tự sinh tự diệt.Trong lúc khốn cùng nhất ấy, cũng may Thịnh lão phu nhân thương xót, cưu mang đứa cháu nhỏ, đưa nàng về chăm sóc. Thịnh Minh Lan dần dần trưởng thành dưới cánh tay che chở của tổ mẫu, trở thành một tiểu cô nương xinh đẹp đáng yêu.
Thịnh gia đứng đầu là Thịnh Hoành, bên trên có Thịnh lão phu nhân, bên dưới có phu nhân Vương thị cùng mấy vị thiếp, mà nổi bật nhất là Lâm thị, đối thủ một mất một còn với Vương thị.
Thịnh Hoàng vốn không phải là nhi tử thân sinh của Thịnh lão phu nhân, nhưng được bà nuôi nấng, lo lót trải đường tiến vào quan trường thuận lợi. Cộng thêm sự nhanh nhạy và khéo léo của bản thân, Thịnh Hoàng làm quan càng ngày càng tiến xa, chỉ có việc trong nhà không tránh khỏi bên trọng bên khinh.
Vương thị ngu dốt, gia tộc mẹ đẻ có quyền thế nhưng lại không biết lợi dụng, để Lâm thị có cơ hội trèo lên. Tranh đấu âm thầm giữa Vương thị và Lâm thị khiến cả phủ họ Thịnh chìm trong chướng khí, đế ròi mẫu thân của Minh Lan trở thành vật hi sinh.
Lớn lên trong hoàn cảnh như vậy đã dạy cho Minh Lan cách ấn nhẫn, che dấu bản thân; tâm trí trưởng thành của người hiện đại lại giúp nàng có cái nhìn sắc bén, thông minh kín đáo. Nàng biết mình chỉ là thứ nữ, bên trên có hai tỷ tỷ Hoa Lan, Như Lan con của phu nhân, thêm một Tứ tiểu thư Mặc Lan do Lâm thị sinh, việc tốt chẳng bao giờ đến lượt nàng.
Thịnh lão phu nhân hết lòng bảo vệ nàng, nhưng bà cũng đã có tuổi, lại không phải mẫu thân thân sinh của lão gia Thịnh Hoành, nhiêu việc không phải cứ muốn là làm được. Minh Lan yêu quý tổ mẫu của mình nhất, vì vậy nàng thà hi sinh bản thân, chứ không đế người phải lo lắng.
Ngoài mặt nàng là một tiểu thư hiền lành, biết nhường nhịn tỷ muội, ngoan ngoãn với phu nhân Vương thị và hiếu thảo với phụ thân Thịnh Hoành. Nhưng sâu thẳm trong tim, Minh Lan hiếu rõ mình vẫn là cô nàng Diêu Y Y, một lòng hướng đến cái thiện, ghét bất công, ghét cả những quy tắc không có tình người khi sống trong gia trạch ở cổ đại.
Thời gian dần trôi qua, Minh Lan lớn lên càng ngày càng xinh đẹp rạng rỡ. Tuổi xuân của nàng cũng có một bóng hình. Chàng là Tê Hành, nhi tử của quận chúa, thân thế hiển hách, tương lai sáng lạn. Thủa nhỏ cùng học chung một sư phụ, Tề Hành đã lén lút để ý đến tiếu thư Minh Lan của Thịnh gia.
Có một mẫu thân ghê gớm ngăn cấm đủ đường, Tề Hành chưa từng tiếp xúc với vị cô nương nào trước đây. Vì vậy khi gặp Minh Lan, chàng ngay lập tức bị vẻ thông minh nhanh nhẹn của nàng hút hòn. Suốt một thời niên thiếu, Tề Hành làm mọi cách đế tiếp cận nàng, chân thành mà đối đãi, thậm chí còn tranh cãi với phụ mẫu vì muốn cưới nàng làm chính thê. Nhưng tất cả chỉ là hoa trong gương, trăng trong nước.
Ngay từ khi bắt đầu, Tầ Hành trẻ tuổi không hiếu, nhưng Minh Lan trưởng thành đã rõ ràng, nàng và chàng vĩnh viễn không thể đến với nhau. Vì vậy, nàng luôn lạnh lùng với chàng, nhẹ nhàng giữ khoảng cách, khiến mối tình chưa kịp chớm nở đã chết từ trong trứng nước. Sau này nghĩ lại, Minh Lan đôi khi vẫn thổn thức, bởi Tề Hành là người đầu tiên yêu nàng chân thành đến thế.
Minh Lan vốn muốn yên ổn gả cho một nam nhân bình thường, sống một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc, nhưng sự an bài của nàng không thể tránh thoát trò đùa số mệnh. Những mối hôn mà Thịnh lão phu nhân tìm cho nàng cứ lần lượt mà hỏng chỗ nọ mất chỗ kia. Cuối cùng, theo lệnh của Thịnh Hoành và Vương thị, nàng bị ép gả cho Nhị công tử cố gia của phủ Ninh Viễn Hầu.
Hắn ta là cố Đình Diệp, trước đây vốn là một tay ăn chơi trác táng có tiếng trong kinh thành, nay lãng tử quay đầu, trở thành Cô’ tướng quân tâm phúc của tân đế. Người người đều chỉ trỏ bàn tán, nói Minh Lan leo cành cao, lại đỏ mắt ghen tị với nàng. Nhưng ít ai biết được, người trăm phương nghìn kế bày ra mối hôn sự này lại chính là khổ chủ, Cố Đình Diệp.
Cố Đình Diệp tuy là nhi tử Ninh Viễn Hầu nhưng mẫu thân đã mất, từ nhỏ phải chịu tính kế đủ đường. Hắn lớn lên xiêu vẹo cũng là do công lao lớn của những người gọi là họ hàng thân thiết. Vì vậy mới hai sáu tuổi mà tâm hòn hắn đã trải qua nhiều phen ấm lạnh, biết được thật giá, tốt xấu.
Ngay từ lần đầu gặp mặt Minh Lan, cố Đình Diệp đã ấn tượng với vị tiếu thư có vẻ ngoài nhút nhát nhưng lại gan dạ và thông minh hơn bất cứ ai. Lần thứ hai cứu nàng, tiểu thư xinh đẹp run rẩy nói lời cảm ơn, hắn thấy tim mình chợt rung động. Càng tìm hiểu về nàng, hắn càng rõ nàng cũng không vui vẻ như bề ngoài, phận làm thứ nữ khiến nàng luôn phải ấm ức mà sống, cố Đình Diệp lúc đó biết rõ, hắn thích nàng, mà nàng cũng là thê tử thích hợp nhất có thể giúp hắn.
Cố Đình Diệp hao tâm tốn sức bày kế cưới Minh Lan về, cho nàng thân phận cao quý. Hắn hiếu nàng, mà nàng cũng tình nguyện giúp đỡ hắn chống đỡ gia sự. Hai người từ từ vun đắp tình cảm, gạt bỏ chướng ngại, sinh nhi dưỡng nữ.
Quá trình có rất nhiêu khó khăn, đau khổ, thậm chí suýt mất mạng, nhưng Minh Lan cuối cùng cũng được sống theo đúng ý thích của mình, còn Cô’Đình Diệp trả được thù, tìm được người tâm giao với hắn. Tình yêu giữa hai người chính là sự thấu hiếu và chấp nhận bản chất của nhau.
“Hòng phai xanh thắm” là một cuốn truyện gia đấu, nhưng lại thiên về điền văn, bởi lẽ cuộc sống cổ đại được tác giả miêu tả rất chi tiết. Hệ thống nhân vật tuy lớn nhưng ai cũng được tác giả xây dựng có cá tính, độc đáo, điều mà không phải cuốn truyện nào cũng làm được.Về nam nữ chính thì lại không cần nói nhiều, Cố Đình Diệp nửa đầu truyện chỉ lên sàn diễn đúng vài ba lần, tưởng chừng là nam phụ mờ nhạt thì ai ngờ một bước nhảy lên vai chính, làm người đọc đi hết từ bất ngờ này qua bất ngờ khác.
Nữ chính Minh Lan đôi khi có vẻ lạnh lùng, hơl vô tâm, chỉ suy nghĩ cho bản thân. Nhưng với thân phận thứ nữ và sự hiếu biết ở hiện đại của nàng, hành động như vậy cũng không hoàn toàn đáng trách.
Chỉ có một nhân vật nam phụ tôi tiếc nuối nhất chính là Tề Hành. Khi còn trẻ, chàng nhiệt tình yêu đương mà không được đáp lại, lúc có tuổi lại gặp biến cô’gia đình, thê chết, lỡ dở hạnh phúc nhiêu íân. Chắc là do con ghẻ nên tác giả hành hạ chàng thật quá đáng!
– Huyên Tần
Các bạn à, xưa nay tích xưa Trung Quốc chỉ nghe “hồng nhan bạc mệnh”, “hồng nhan hoạ thuỷ”, vân vân và mây mây, chứ… hồng phai xanh thắm là cái của nợ nào đấy. Thề là khi mới nghe tên truyện, văn thì hay thật, câu thì… dài thật, nhưng mình đây cũng chỉ biết thốt câu: Ồ, thi ca Trung Quốc đúng là kho tàng vô tận à nha, giờ mới nghe đến câu này cơ đấy. Thôi trước hết chúng ta hãy cho tác giả một tràng pháo tay, vì đã nghĩ ra tên truyện lạ đến thế cơ mà, phải không?
Tiếp. Truyện này được tác giả khẳng định là truyện điền văn, không phải trạch đấu, và mình khẳng định nó là… điền văn thật. Đúng ra thì, với bối cảnh cung đình hầu tước ở quyển 2, nó nên được xếp vào dạng trạch đấu, song đây không phải sở trường của tác giả, nên nhìn chung vẫn là nữ chính gặp dữ hoá lành nhờ xuất thân con đẻ của Quan nữ sĩ:))) Đấy nhé, nói trước cho các bạn biết, bởi điểm xuất phát của nữ chính không thuận lợi tẹo nào.
Thịnh Minh Lan, nữ chính, con vợ lẽ, mẹ mất khi sinh em trai- một xác hai mạng, đồng thời bà vợ lẽ này cũng là vật hi sinh trong cuộc chiến vợ lẽ vợ cả của Thịnh gia. Tiền thân là thư kí toà án, có vốn hiểu biết pháp luật tốt, biết phân định rõ đúng sai, xuyên vào thân thể cô bé 6 tuổi vừa mất mẹ. Rất đỗi tự nhiên, nàng được Thịnh lão phu nhân vừa mắt, nuôi dưỡng dưới gối đến tuổi cập kê.
Điền văn chủ yếu tập trung vào quan hệ giữa người và người, quyển 1 mô tả khá chi tiết và thực tế về cuộc sống chốn trạch viện của Thịnh Minh Lan. Thịnh lão phu nhân là vợ cả của ông nội Minh Lan, một tiểu thư Hầu phủ, vừa mắt Thám hoa lang mà cãi lời cha mẹ để kế tóc se duyên với người trong lòng. Bà không có con, sau khi chồng mất không tái giá mà quyết định nuôi con vợ lẽ, làm trụ cột Thịnh gia hưng vượng. Cả cuộc đời bà gặp nhiều bất hạnh, thật tốt, cuối đời từ khi có Minh Lan và kể cả sau này khi nàng xuất giá, bà cũng đã hưởng phúc tuổi già.
Cha nữ chính là Thịnh Hoành, con vợ lẽ, viên quan nhỏ, ba phải, trung dung, làm chồng hay làm con đều tàm tạm, may sao làm cha không tệ, có mắt chọn con rể con dâu (lời này bà Thịnh nói) Đường quan lộ của ông không tệ, sau này thăng tiến khá ok, giỏi luồn lách, trọng sĩ diện. Vợ cả ông là Vương thị, một tiểu thư danh gia, song… không được dạy dỗ đầy đủ, thành ra, tính khí nhỏ nhen thì chớ, còn ruột để ngoài da. Đọc truyện nhớ nhất câu này: bi kịch lớn nhất đời này của Vương nữ sĩ chính là, bất luận phe ta hay là địch, đẳng cấp đều hơn hẳn bà, quân địch cao tay nên dễ dàng thắng lợi, quân ta quá giỏi nên xem thường bà, không muốn giao lưu trao đổi.
Bà có hai cô con gái, một cậu con trai. Còn phòng vợ lẽ của Thịnh Hoành, cũng sinh được một đôi trai gái, được Thịnh Hoành yêu thương nhât trong suốt những tháng ngày Minh Lan ở nhà. Xin lược không spoil nha:((
Bà Thịnh nuôi dạy Minh Lan rất tốt. Và sống trong không gian ấy, nữ chính cũng hiểu chuyện hơn, có tài ăn nói, giáo dưỡng thành một tiểu thư quan gia chính hiệu, bồi dưỡng khí chất của mình. Hai bà cháu thật tâm thật lòng yêu thương nhau. Nói thật, có thể vì mình ít đọc điền văn, nhưng đây là quyển điền văn đầu tiên khắc hoạ giá trị quan thời đạo Khổng, nghi lễ cung đình, dưới ngòi bút tác giả, nó trở nên sống động và chân thực. Các quyển điền văn khác đều ít nhiều mang sự mưu mô hoặc hơi thở hiện đại vẫn chưa được xoá nhoà, cơ mà quyển này rất ổn, tiểu thư quan gia thế nào, quản gia ra sao, môn đăng hộ đối, quan hệ người trong nhà. Vì thân phận con vợ lẽ mà nữ chính phải chịu thiệt khá nhiều, giả vờ trong hầu hết tình huống, cố len lỏi trong cái khung “Nữ tắc” ngột ngạt, suy tính ngàn vạn chuyện lông gà vỏ tỏi.Trước khi anh nam chính dùng mưu đoạt nữ chính về gia thì có hai anh nam phụ. Vì nữ chính sống rất thực tế, chuyện đã qua thì qua luôn, vả chăng nàng chả buồn mơ mộng xa xôi, nên hai người này cũng đáng cho qua.
Quyển 2 kể về cuộc sống sau khi thành hôn của Minh Lan. Nàng đã một bước lên mây, từ vị trí con vợ lẽ quan tứ phẩm thành phu nhân Hầu phủ! Nguyên nhân rất đơn giản, trong vài tình huống ngẫu nhiên, nàng đã lọt vào mắt xanh cậu Hai Cố gia, bad boy ăn chơi đàng điếm, mất mẹ từ nhỏ, bị người thân trong gia đình khinh thường, coi rẻ, chơi xấu. May sao khi cưới Minh Lan thì cũng tạm được xem là lãng tử quay đầu, tự gây dưng sự nghiệp. Ông bố nam chính đã mất từ trước lúc Minh Lan vào cửa, trạch đấu loạn xì ngầu, các hoàng tử tranh đoạt ngôi vua, binh biến dưới chân thiên tử không ngơi. Dĩ nhiên sau này kết cục vẫn là cả nhà đoàn viên nha!
Thật lòng thì điều kiện của nam chính sẽ không hợp mắt với một số bạn, song với mình, đó mới là thực tế. Chàng yêu thương nàng và con, che chở cho nàng suốt một đời, không nạp vợ bé, thế là đủ rồi. Còn gì hơn nữa?! Điều mình không hợp mắt nhất chỉ là, Minh Lan được dạy dỗ để làm vợ quan nhỏ, một bước thành nhất phẩm phu nhân sẽ có sự lạc quẻ nhât định, nhưng không hề có. Vả chăng cách đối xử của nàng khá nhân từ, mang hơi thở pháp luật thời dân chủ vào giai cấp thống trị thời phong kiến, cứ thấy sai sai thế nào ý. Nhưng thôi, con đẻ mà, không cưng không được. Các nhân vật nữ thành công khác trong truyện, chỉ trừ một người vận mệnh cực tốt, còn lại ai cũng có bản lĩnh của riêng mình. Hồng nhan sớm phai, làm đàn bà đâu lắm sự lựa chọn đến thế, nhẫn nhịn ấm ức vì bao điều trong đời, quy củ thanh danh như cột sống của mình, chỉ có đàn ông vẫn vậy và năm tháng dần trôi qua kẽ tay mà thôi.
Đó cũng là những gì tác giả muốn gửi đến tất cả bạn đọc.
– Hà Trân