Lần cập nhật gần nhất March 14th, 2023 - 01:49 pm

Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng! Trong thế giới này, không chỉ các quốc gia, những tập đoàn kinh tế lớn như Dell, IBM, Wal-Mart, mà là các cá nhân ở khắp mọi nơi trên hành tinh này (chỉ cần kết nối internet và tiếp cận các công cụ của thế giới mới) có thể cộng với nhau trong những chuỗi cung toàn cầu để tạo ra những giá trị gia tăng lớn hơn. Chiếc “bánh” toàn cầu ngày càng trở nên to hơn nhưng đồng thời cũng khó chia hơn….
- Review Thế giới phẳng (2)
- Tóm tắt Thế giới phẳng
Review Thế giới phẳng (2)
Ngày nhỏ, tôi thường có quan niệm rằng người nước ngoài luôn khá “xịn”. Sự thật là tôi luôn cảm thấy nao núng khi gặp họ mà chẳng biết họ đã đạt được thành tựu gì chưa. May sao càng lớn tôi càng lược bớt những suy nghĩ này và tự hào hơn về những gì mình đang có. Rằng người nước ngoài cũng chỉ là người thường như ta thôi. Rằng “Tây” thì cũng chẳng có gì đáng sợ. Đó là những cảm xúc khi tôi hoàn thành chương đầu tiên của cuốn sách Thế Giới Phẳng của tác giả Thomas L.Fiedman.
Lại nói đến câu chuyện ngày xưa, tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố Hải Phòng. Công việc hàng ngày cũng chỉ có ăn, học và chơi. Cũng giống như nhiều người, cảm giác được nhìn thấy “Tây” hoặc nhìn thấy ai đó nói chuyện với “Tây” là cái gì đó rất ngầu. Tôi không hiểu tại sao lại như thế nhưng có lẽ là do học từ người lớn mà ra. Lớn hơn một chút thì tôi bắt đầu chơi game nhiều, không chỉ chơi ở máy chủ của Việt Nam nữa mà lăng quăng cả ra máy chủ nước ngoài. Bắt đầu có dịp nói chuyện với bọn “Tây” nhiều hơn. Ừ thì thấy bọn này có khi chơi còn gà hơn mình. Và việc tiếp xúc với “Tây” của tôi bắt đầu.
Cơ Hội Của Thời Đại Phẳng
Thế giới phẳng trong mắt một thằng nhóc đơn giản là chẳng cần quen biết nhau, cách nhau hàng ngàn cây số nhưng vẫn có thể tương tác và nói chuyện. Thậm chí với nhiều đứa bạn, tôi còn giữ liên lạc khá lâu sau này. Lớn lên, lên Hà Nội học, đi nước ngoài du lịch, có cơ hội gặp “Tây” nhiều, tôi dần thấy chúng nó cũng bình thường. Và ngược lại, Việt Nam cũng trở thành điểm đến mơ ước với nhiều người nước ngoài.
Câu chuyện này giống như chuyện những người thanh niên ở Bangalore, Ấn Độ làm việc cho tổng đài 24/7 của Microsoft. Mọi thứ đều hết sức bình thường cho tới khi tôi biết được thời gian làm việc của họ bắt đầu vào lúc 6h tối và chủ yếu là tư vấn thông tin dành cho người Mỹ. Bạn không nghe nhầm đâu, họ đang tư vấn giải đáp cho những người cách mình tới nửa vòng Trái Đất về một nơi họ còn chưa bao giờ đặt chân đến. Đọc tới đây, tôi chỉ thắc mắc, liệu rằng những người Mỹ kia họ có biết không nhỉ? Và họ có “wow” lên như khi tôi đọc sách hay không?
Bản thân tôi khi đọc tới đây là một sự tự tin tới lạ thường, rằng những người tài giỏi luôn có vị trí trong thế giới phẳng. Và ngược lại, chúng ta đừng chỉ nghĩ phải cạnh tranh với những người trong cùng một đất nước nữa. Bởi vì trong thế giới phẳng, biên giới hay ngôn ngữ không còn là những rào cản bất khả xâm phạm. Nếu bạn không xách mông lên mà làm việc. Tiền đó sẽ chảy vào túi người khác.
Mặt Trái Của Thời Đại Phẳng
Thế nhưng bất kì điều gì cũng luôn có hai mặt của nó. Cơ hội là rất rõ ràng rồi nhưng ta còn phải quan sát cả những điều không ổn nữa. Nếu như các bạn thường đọc các bài review khác của tôi thì đều biết rằng tôi rất coi trọng vấn đề kết nối giữa con người với con người. Thời đại này cho chúng ta cơ hội để tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, nhiều con người mới liên tục. Nhưng nó cũng ngay lập tức lấy đi của ta sự có mặt đối với người đang bên cạnh mình. Chỉ cần lơ đãng chút thôi là ta có thể biến thành thùng rác của thế giới bất cứ lúc nào không hay.
Và thời đại nào cũng vậy, sẽ luôn có những kẻ lợi dụng chính nghĩa để mưu lợi cho mình. Trong thế giới phẳng, nó còn đáng sợ hơn rất nhiều. Ví dụ ở đây chính là những tên khủng bố. Giờ đây chúng có thể cho mình một trang web riêng để tuyên truyền về lý tưởng bệnh hoạn, xây dựng thương hiệu và marketing cho những thứ khủng khiếp mà chúng đang làm. Những video giết chóc được đăng tải và xem ở bất kì đâu trên thế giới. Hơn thế nữa, vẫn luôn có những người dễ dàng mượn tay bọn chúng để vun đắp lợi ích cho mình thông qua việc tài trợ tiền bạc vô cùng đơn giản trên mạng.
Liệu rằng có bao nhiêu kẻ mượn danh Chúa kia thực sự là những người con chân chính của Ngài. Hay tất cả chỉ là mượn danh chính nghĩa để mưu lợi cả nhân. Như cái cách Hitler từng gọi người Do Thái là loài sâu bọ. Thật nực nười khi “Thánh” mà còn phải “Chiến”.
Cuốn sách này cho tôi thực sự nhiều cảm xúc, sự e dè, tự hào, bất ngờ cho tới hoảng loạn. Điều gì cũng có hai mặt của nó. Sẽ có những người nói rất hay, như đào xới hết tâm can ra để chứng minh thứ mình đang nói. Nhưng chúng ta cần nhìn cả hành động của họ. Bởi chẳng có chủ nghĩa nào tồn tại vĩnh viễn. Còn những kẻ phàm nhân thì luôn có lợi ích cá nhân bên trong đó.
Trước khi đọc về ” Thế Giới Phẳng”. Lời khuyên đầu tiên của mình bạn nên đọc tác phẩm “Chiếc Lexus và cây Oliu”.
Nếu như “Chiếc Lexus và cây Oliu” miêu tả cho bạn 1 khía cạnh của Toàn Cầu Hóa. Sự xung đột giữa cái cũ và mới thì đến “Thế Giới Phẳng” tác giả đã miêu tả cách thế giới từ hình cầu trở nên phẳng như thế nào?.
Tất nhiên đừng nghĩ rằng việc làm “Phẳng” ở đây là vật lý nhé. Đây là cách nói ẩn dụ của việc nền kinh tế không biên giới và tác động của INTERNET đến cách mà chúng ta sử dụng để sống và làm việc.
Đến với ”Thế giới phẳng”, những độc giả chưa có nhiều thông tin hay cái nhìn tổng quát về thới giới sẽ cảm thấy khó đọc cuốn sách cũng như lượng thông tin cực lớn trong sách. Nhưng nếu cố gắng đọc hết cuốn sách về nghiền ngẫm, cuốn sách sẽ khiến bạn mở rộng tầm nhìn, khiến bạn nhìn mọi thứ theo một nhãn quan mới, mở ra những câu chuyện và tư tưởng mới giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới ”phẳng” mà chúng ta đang sống.
Với việc trình bày theo hệ thống rất khoa học, các nhân tố làm phẳng thế giới được Thomas L. Friedman đưa ra chi tiết và cụ thể. Tiếp đó tác giả giúp độc giả tìm hiểu về các tác động của thế giới phẳng với đời sống và xã hội, từ vai trò của nó với các quốc gia cũng như sự phân chia chính trị và kinh tế đến vai trò của nó đối với mỗi cá nhân.
Ở thời điểm hiện tại, nhưng thông tin trong sách có thể không phải quá mới (mặc dù được cập nhập thường xuyên bởi tác giả) do sự bùng nổ của Internet, tuy nhiên là một công dân toàn cầu, mình thật sự khuyên các bạn nên tìm hiểu cuốn sách”Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman này! Bạn sẽ khai phá rất nhiều thứ và cách mà thế giới đang vận hành, ngay cả khi bạn đang ngủ.