Lần cập nhật gần nhất September 28th, 2020 - 03:07 pm
Tim Cook gia nhập Apple vào năm 1998, đúng vào thời điểm Apple đang gặp nhiều khó khăn và cần động lực mới trong hoạt động điều hành, ông đảm nhận vị trí phó chủ tịch cao cấp phụ trách kinh doanh và điều hành. Ông có nhiệm vụ cải tổ khâu sản xuất và phân phối sản phẩm của Apple.
Chỉ sau 7 tháng làm việc, Tim Cook đã giảm tổng giá trị lượng máy tính Mac tồn kho (từ 400 triệu USD còn 78 triệu USD). Ông đã thực hiện một loạt thay đổi, bao gồm giảm số lượng nhà cung cấp linh kiện, chuyển các nhà cung cấp đến gần nhà máy của Apple và đẩy mạnh việc thuê gia công. Ông cũng đầu tư vào một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, cung cấp cho ê-kíp dữ liệu về toàn bộ chuỗi cung ứng, giúp họ có đủ thông tin để điều chỉnh khâu sản xuất hàng ngày khi cần thiết.
Review Tim Cook: Thiên tài đưa Apple lên tầm cao mới (2)
Một ngày chủ nhật đầu tháng 8/2011, Tim Cook nhận được một cuộc gọi mà sẽ thay đổi cả cuộc đời của ông mãi về sau này. Bên đầu giây bên kia không ai khác chính là Steve Jobs, người vừa gọi Tim ngay lập tức đến nhà riêng của Steve ở Palo Alto và yêu cầu Tim đảm nhiệm vị trí CEO Apple – một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Steve Jobs qua đời vài tháng sau đó, Tim Cook chính thức trở thành CEO duy nhất (trước đó Steve vẫn còn là Chairman của Apple), bắt đầu cuộc hành trình của chính ông trên cương vị CEO, đưa Apple lên một tầm cao mới, không những trở thành công ty nghìn tỷ đô đầu tiên trên toàn thế giới mà còn khiến nó trở thành một biểu tượng công nghệ sáng tạo hoàn hảo, một công ty đi đầu về trách nhiệm xã hội, và là một nguồn cảm hứng bất tận cho bất cứ ai đam mê công nghệ và khát khao thay đổi thế giới này.
Sinh ra và lớn lên ở vùng miền quê nhỏ Alabama, miền nam nước Mỹ, cả tuổi thơ gắn liền với những kí ức về nạn phân biệt chủng tộc và kì thị giới tính đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách mà Tim Cook trở thành vị CEO gay đầu tiên trong top Fortune 500 và cũng đồng thời đến cách mà ông dẫn dắt Apple hoạt động để thúc đẩy mạnh mẽ quyền công bằng và bình đẳng trong doanh nghiệp sau này. Tốt nghiệp đại học Auburn ngành Industrial Engineering, trải qua các chức vụ khác nhau ở các công ty công nghệ lớn nhỏ lúc bấy giờ như IBM, IE (Intelligent Electronics), Compaq, về sau đầu quân cho Apple với vị trí Senior Vice President phụ trách mảng supply chain trên toàn thế giới, từng bước trở thành COO, và cuối cùng là CEO của công ty công nghệ lớn nhất thế giới này.
Apple dưới thời Tim Cook làm CEO khác rất nhiều so với thời Steve Jobs, nếu không muốn nói là có phần hơn. Nếu như nói rằng dưới thời của Steve Jobs, Apple là một công ty sáng tạo vào bậc nhất với sự hoàn hảo trong thiết kế sản phẩm mà khó có công ty nào bì kịp, thì dưới thời của Tim Cook, Apple đã trở thành một công ty quan tâm đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, trách nhiệm với xã hội và con người nhiều hơn. Những dấu ấn đặc biệt của ông ở Apple có thể được kể đến như:
1. Tái cơ cấu các hoạt động supply chain.
Ít ai biết rằng tại thời điểm Tim Cook gia nhập, Apple đang đứng trước bờ vực phá sản vì không thể quản lí được các hoạt động supply chain trên toàn thế giới. Ngày nay, mỗi sản phẩm của Apple đều mang dấu ấn “Designed by Apple in California, Assembled in China”, đó là nhờ vào quyết định táo bạo của Tim và đội ngũ của ông khi tái cơ cấu hoàn toàn và chuyển hầu hết các hoạt động supply chain sang China. Không những thế Tim còn đóng góp trong việc đưa Apple đi đầu trong việc nâng cao điều kiện, mức sống, và chất lượng làm việc của các công nhân gia công các sản phẩm của Apple (ở đây là nhà máy Foxconn China), khi mà hầu hết các công ty lớn ỏ Mỹ còn chưa hoặc chậm hơn trong việc này.
2. Nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường.
Tim Cook thật sự quan tâm đến những nỗ lực bảo vệ môi trường và ra sức thúc đẩy mạnh mẽ điều đó ngay khi ông trở thành CEO của Apple. Trong khi chính quyền Tổng Thống Trump rút ra khỏi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu thì ngược lại, Apple lại đầu tư rất nhiều về năng lượng sạch, trồng và bảo vệ rừng cây, và sản xuất bền vững tại các nhà máy suppliers của họ. Apple Park và Apple Retail Stores là một minh chứng rõ ràng nhất cho những nỗ lực bảo vệ môi trường với gần như 95-100% năng lượng mặt trời được sử dụng để vận hành, chỉ riêng Apple Park không thôi cũng đã có hơn 6,000 cây được trồng xung quanh khu vực làm việc của Apple, và hàng trăm cửa hàng Apple Retail Stores trên toàn thế giới nữa. Trong các bài thuyết trình những năm gần đây, Apple luôn dành vài phút để nói về những nỗ lực của họ trong việc bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm Apple với 100% vật liệu tái chế, và các báo cáo về hoạt động môi trường mà họ đang thực hiện. Biến đổi khí hậu những năm gần đây luôn trở thành đề tài bàn tán nóng hổi thì lúc này Apple đã đi thêm một bước nữa, bỏ xa các công ty công nghệ và sản xuất lớn khác, trở thành công ty dẫn đầu trên toàn thế giới trong nỗ lực bảo vệ môi trường chúng ta đang sống.
3. Bảo mật và an toàn thông tin người dùng.
Tim Cook từng nói rằng bảo mật thông tin cá nhân là quyền cơ bản của con người, cũng giống như quyền tự do ngôn luận và các quyền con người khác. Đó là lí do tại sao Tim trên cương vị là CEO của Apple, ông tranh đấu hết mình về sự bảo mật và an toàn thông tin của hàng triệu người dùng các sản phẩm của Apple. Năm 2016, FBI yêu cầu Apple tạo ra một phiên bản iOS cho việc mở khoá IPhone của một nghi phạm trong một vụ xả súng hàng loạt để FBI có thể có thêm đầu mối liên quan đến các đồng phạm khác (tại thời điểm này thì việc “phá passcode” iOS 8 gần như là không thể, kể cả FBI). Bất chấp làn sóng tranh luận lúc bấy giờ, Apple đã nói không với FBI ngay lập tức. Lí do Tim Cook đưa ra là nếu Apple nghe theo lời yêu cầu của FBI và tạo ra một phiên bản iOS có thể vượt qua được bảo mật của phiên bản hiện tại thì có thể tạo ra 1 backdoor cho kẻ xấu lợi dụng để xâm nhập dữ liệu của hàng triệu người dùng khác, và kể cả cho rằng FBI bảo chỉ dành riêng cho case này thôi thì cũng không ai có thể đảm bảo được. Và cuối cùng Apple đã giành chiến thắng trước toà (do FBI rút đơn).
Thực ra, Apple không phải là công ty duy nhất từng gặp phải rắc rối trong việc bảo mật và an toàn dữ liệu cá nhân người dùng. Tháng 3 năm 2018, Facebook đã phải đối mặt với scandal lớn nhất trong lịch sử của chính công ty này – khủng hoảng Cambridge Analytica với việc dữ liệu của gần 80 triệu người dùng Facebook bị sử dụng cho chiến dịch tranh cử của Tổng Thống Donald Trump. Việc này khiến cho Facebook thất thoát gần 100 tỷ đô giá trị thị trường và CEO của công ty này – Mark Zuckerberg đã phải ra điều trần trước Quốc Hội Mỹ. Người dùng Apple có thể yên tâm vì Apple không sử dụng data giống như cách mà các công ty công nghệ lớn khác (Facebook, Google, Amazon) đã và đang làm, vì Apple có một vị lãnh đạo tài năng người sẽ luôn tranh đấu cho quyền bảo mật và an toàn thông tin của họ.
4. Thúc đẩy mạnh mẽ đa giới tính và đa sắc tộc trong môi trường doanh nghiệp.
Là một CEO gay đầu tiên và duy nhất trong top Fortune 500, việc come out publicly thật sự là điều không hề dễ dàng đối với một người luôn tôn trọng quyền riêng tư cá nhân như Tim Cook. Nhưng ông đã chọn làm điều đó, để khuyến khích, để ủng hộ, để sát cánh một cách mạnh mẽ quyền được tự do là chính bản thân mình, dù có là gì đi chăng nữa. Và điều đó cũng cho mọi người thấy rằng, một người đàn ông gay bình thường cũng có thể trở thành CEO và điều hành một công ty công nghệ lớn nhất thế giới.
Nước Mỹ trở nên vĩ đại như ngày hôm nay một phần là nhờ những con người tài năng đa sắc tộc từ khắp nơi trên thế giới đổ về cống hiến cho nước Mỹ. Nhận ra được điều này, ngay khi trở thành CEO của Apple, Tim Cook đã từng bước thay đổi chính sách và văn hoá tuyển dụng của Apple, nâng cao sự hiện diện nhiều hơn của các cá nhân tài năng đến từ khắp nơi trên thế giới, không phân biệt màu da, sắc tộc. Sự có mặt của phụ nữ trong các sự kiện lớn gần đây cũng cho thấy rằng Apple đang dần quan tâm đến phụ nữ làm việc trong ngành công nghệ nhiều hơn, đặc biệt là các vị trí Executives.
5. Những dự án thay đổi thế giới.
Apple Park được coi là di sản cuối cùng của Steve Jobs được thực hiện một cách hoàn hảo và thành công dưới thời của Tim Cook, một biểu tượng “UFO” vô tiền khoáng hậu dành riêng cho Apple như một sự tri ân dành cho Steve Jobs, đội ngũ thiết kế đứng đầu là Jony Ive, và toàn thể nhân viên Apple vì những cống hiến không ngừng nghỉ trong công cuộc thay đổi thế giới. Apple Watch mang dấu ấn riêng của Tim Cook khi nó được tạo ra với một niềm tin mãnh liệt rằng, thế giới thời kì hậu Steve Jobs sẽ thực sự khoẻ mạnh hơn, quan tâm tới sức khoẻ của bản thân và của cả những người ta quan tâm nhiều hơn. Apple Pay & Apple Card hướng đến một tương lai thực sự thuận tiện và an toàn trong giao dịch và thanh toán hơn. Apple TV+ & Apple News+ với mong muốn mang lại trải nghiệm dịch vụ giải trí và thông tin theo hướng hiện đại hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Và còn nữa những dự án đang được ấp ủ như Project Titan (Apple Car) và Apple Glasses, tất cả đều hướng đến một sứ mệnh duy nhất: Tạo ra những sản phẩm tuyệt vời để thay đổi cách mà thế giới chúng ta đang sống.
Tất cả những điều này làm được đều là nhờ Apple có được một vị gay CEO đáng kính trọng và có được ngưỡng mộ của hầu hết nhân viên Apple (điều mà Steve Jobs không làm được). Tim Cook, người mà [He’s] right for the job với sự khiêm nhường vốn có, tinh thần trách nhiệm cao công việc, sự kiên định xen lẫn chút nhạy cảm nhưng vẫn luôn rất sáng suốt trong việc ra những quyết định lớn.
Apple dưới thời của Tim Cook có thể không phải là công ty công nghệ với thiết kế sáng tạo vào bậc nhất trên toàn thế giới, hay “Think Different” như dưới thời Steve Jobs nữa, mà dưới sự lãnh đạo của Tim, Apple đã trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn, tốt hơn với phương châm “People First” để phát triển một cách bền vững hơn. Mà thế giới thì cần những công ty như vậy, tiếp tục sứ mệnh sáng tạo để thay đổi thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn, một thế giới đáng sống và cống hiến hơn.
Cuối cùng, để kết thúc bài Đọc Sách lần này, xin được trích một đoạn mà người viết cảm thấy hay nhất trong quyển sách này, trích đoạn tri ân Steve Jobs của Tim Cook viết cho toàn thể nhân viên Apple ngay sau khi Apple trở thành công ty nghìn tỷ đô đầu tiên trên toàn thế giới:
“Steve founded Apple on the belief that the power of human creativity can solve even the biggest challenges – and that the people who are crazy enough to think that they can change the world are the ones who do. In today’s world, our mission is more important than ever. Our products not only create moments of surprise and delight, they empower people all around the globe to enrich their lives and the lives of others. Just as Steve always did in moments like this, we should all look forward to Apple’s bright future and the great work we’ll do together.”
P/S: Đâu đó vẫn có người hỏi rằng, liệu Tim Cook có phải là CEO tốt nhất của Apple hay không, bản thân người viết bài này cũng đã tự hỏi và có được câu trả lời cho chính bản thân mình rồi, còn lại xin dành lại cho đọc giả sau khi đọc xong quyển sách này sẽ tự quyết định vậy.
– Hoang Le
Cuốn sách mà có lẽ không nhiều người đọc nhưng với mình thì nó là một trong những cuốn sách đáng đọc nhất, và để lại nhiều ấn tượng với mình.
Khi nói tới Apple, mọi người thường nghĩ tới Steve Jobs, những câu nói truyền cảm hứng, những câu quote, châm ngôn chất, chẳng thiếu trên mạng, nhưng Tim Cook thì lại rất ít, nếu không muốn nói là chẳng có những thông tin tương tự vậy.Với nhiều người trong giới kinh doanh, khởi nghiệp, có lẽ Steve Jobs là thần tượng để học theo, mình thì lại ngược lại. Khi càng tìm hiểu nhiều thông tin về Steve Jobs, càng đọc về Tim Cook và Apple, mình càng cảm thấy mất thiện cảm với Steve Jobs, thất vọng, hay nặng nề hơn thì nói thẳng luôn là ghét cho nhanh.
Càng “Ghét” Steve Jobs bao nhiêu thì mình càng thấy quý và thần tượng Tim Cook bấy nhiêu. Lúc đầu, mình cũng không biết tới sự tồn tại của cuốn sách Tim Cook – Thiên Tài Đưa Apple Lên Tầm Cao Mới này đâu.
Tuy nhiên thì khi Apple trở thành công ty đầu tiên đạt vốn hóa tới 2.000 tỷ USD, mình đã tìm kiếm xem có sách về Tim Cook không. Vì mình rất tò mò, ông CEO này không biết đã làm thế nào để đưa Apple chinh phục những cột mốc kỷ lục như vậy.
Tim Cook như là 1 ví dụ điển hình đã thành công nhờ công thức: Làm việc bằng sự tử tế, bằng những sự khôn khéo trong đối nhân xử thế.
—
Điểm ấn tượng đầu tiên về Tim Cook mình cảm nhận được qua cuốn sách cũng như qua các nội dung báo được đọc trên mạng thì đó là một con người cực kỳ khiêm tốn, giản dị, kín tiếng nữa. Không nổi tiếng bằng những phát ngôn gây sốc hay những câu nói nổi tiếng. Nói một cách khác ông ấy là một người làm nhiều hơn nói, mọi hào quang ông ấy đều dồn hết cho Apple chứ chẳng hề dành cho bản thân. Dẫn chứng rõ ràng nhất… dù là CEO của một công ty vốn hóa đứng đầu thế giới mà tới tận gần đây nhất (11/8/2020) ông ấy mới trở thành tỷ phú.
—
Thứ hai, Tim Cook như là một người đại diện cho công lý vậy. Nghe có vẻ hơi drama như trong mấy bộ phim siêu anh hùng. Cơ mà nếu gọi Tim Cook là siêu anh hùng ngoài đời thực thì chắc cũng chẳng ngoa tí nào. Ông ấy là một người phản ứng rất gay gắt nạn phân biệt chủng tộc, rồi thì phân biệt giới tính. Xuyên suốt quyển sách, sự riêng tư của cá nhân Tim Cook là điều được nhắc đi nhắc lại rất nhiều, đời tư của ông ấy cực kỳ bí ẩn.
Nhưng ông ấy sẵn sàng tiết lộ bí mật “động trời” bản thân mình là Gay để ủng hộ giới tính thứ 3, cũng như đem lại sự tự tin cho những người đang bị phân biệt đối xử. Đọc thêm trong sách các bạn sẽ thấy sự gay gắt của Tim Cook thể hiện ra sao với những sự phân biệt đối xử như vậy, một hình ảnh trái ngược hoàn toàn với sự hiền lành, điềm đạm của ông thường ngày.
—
Thứ ba, CEO có tầm, có tâm, kinh doanh bằng sự tử tế Đây là phần mình muốn viết nhiều nhất sau khi đọc xong cuốn sách. Apple dưới triệu đại Steve Jobs là 1 Apple mà mình cảm giác nó lạnh lùng y như cái logo với tông màu đen và trắng của nó vậy: Nói KHÔNG với từ thiện, say NO với trách nghiệm xã hội, và tất nhiên trách nhiệm với công nhân trong các nhà máy sản xuất thì “đừng có mơ” được quan tâm nhé!! Làm nhân viên, để đánh đổi đồng lương thì hãy chấp nhận số phận bị công ty bóc lột sức lao động đi. Đây vốn là chuyện chẳng hiếm có, bởi thời buổi ngày nay cũng chẳng thiếu những doanh nghiệp như vậy, nhiều tới nỗi mà mình thấy nhiều người đi làm bây giờ đã mặc định chấp nhận việc đi làm là để doanh nghiệp tìm cách bóc lột sức lao động tới mức tối đa rồi. Bởi thế tìm được người làm chủ doanh nghiệp có tâm, có tầm như Tim Cook thực sự là rất khó.
—
Vậy Apple dưới triều đại Tim Cook thì sao?Apple hiện diện nhiều hơn trong các hoạt động từ thiện, những chiến dịch ủng hộ chống phân biệt chủng tộc, ủng hộ cộng đồng LGBT. Trách nhiệm với xã hội, môi trường được Tim Cook coi là một vấn đề quan trọng và đặc biệt quan tâm. Đặc biệt hơn nữa, về vấn đề nhân công, công nhân trong các nhà máy, Tim Cook giải quyết rất triệt để những trường hợp bị đối xử bất công. Ông luôn chú ý tới các chế độ, môi trường làm việc và chế độ phúc lợi các công nhân, nhân viên được hưởng. Kể cả với các công nhân trong nhà máy của các đối tác gia công cho Apple. Đó là một trong những lần hiếm hoi Tim Cook sử dụng tới “quyền lực tối cao” của mình.
Apple dưới thời Steve Jobs, được mô tả như một Apple rất “ki bo, kẹt xỉ”. Steve Jobs coi những sản phẩm Apple đóng góp cho nhân loại đã là quá đủ nên gần như chẳng bao giờ quan tâm tới chuyện từ thiện nữa.
Với Tim Cook thì ông luôn cho rằng mình và Apple cần có trách nhiệm đem lại những giá trị tốt nhất cho xã hội, cho người dùng. Rất rất nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa được nêu trong cuốn sách, mình sẽ không nói ra ở đây để các bạn tự khám phá.
Một phần đáng chú ý khác của Tim Cook để lại ấn tượng cho mình về một người anh hùng thực sự trong đời thật qua vụ việc FBI yêu cầu Apple mở khóa iPhone của một tên tội phạm để phục vụ điều tra.
Đấy chính là sự thể hiện cái tâm, cái tầm của Tim Cook. Có lẽ cũng chính vì những phẩm chất và niềm tin đặt vào Tim Cook mà cổ phiếu Apple mới liên tục “phá đỉnh” để đưa công ty này vào lịch sử trở thành công ty đầu tiên đạt vốn hóa 2000 tỷ USD.
Bài viết gốc khá là dài nhưng cố gắng tóm gọn lại cho mọi người dễ đọc, cũng là quan điểm cá nhân nên nếu có gì sai sót thì mọi người đừng ném đá mình nha!
Trích dẫn Tim Cook: Thiên tài đưa Apple lên tầm cao mới
“Cái chết của Steve Jobs để lại khoảng trống rất lớn cho một trong những công ty sáng tạo nhất mọi thời đại. Jobs không chỉ là người sáng lập và CEO biểu tượng của Apple; ông là hiện thân sống của một siêu thương hiệu toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng ai đó có thể lấp đầy khoảng trống của ông – đặc biệt càng không phải Tim Cook, một giám đốc điều hành kín tiếng được nhiều người cho là “bù nhìn” của Apple.”
“Nhờ có khả năng tiếp cận một số nhân viên của Apple, Kahney kể câu chuyện đầy cảm hứng về cách một người đàn ông cố gắng thay thế người không thể thay thế, và đã thành công hơn bất kỳ ai có thể nghĩ tới thông qua khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, nhân văn, hiểu biết về chuỗi cung ứng và cam kết với các giá trị.”
“Thực tế là, chúng tôi có thể kiếm cả đống tiền nếu làm tiền từ khách hàng, hay biến khách hàng thành sản phẩm của chúng tôi. Nhưng chúng tôi lựa chọn không làm điều đó”.