“Trái đất chuyển mình: Một lịch sử chưa kể về nhân loại” dẫn dắt người đọc khám phá mối quan hệ giữa con người và môi trường. Frankopan chỉ ra rằng môi trường tự nhiên là yếu tố quyết định trong lịch sử của loài người và cả thế giới. Chúng ta là sản phẩm của Trái đất, không phải là những kẻ thống trị nó. “Trái đất chuyển mình” giải thích mối liên quan giữa các yếu tố xung quanh và nhân loại qua hành trình lịch sử hơn 4,5 tỷ năm giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về sự thay đổi của Trái Đất qua thời gian và tác động của con người lên sự thay đổi đó.
Review Trái đất chuyển mình (2)
NHỮNG KẺ KHÔNG HIỂU BIẾT LỊCH SỬ ẮT HẲN SẼ LẶP LẠI NHỮNG SAI LẦM TRONG QUÁ KHỨ
=> Học sử tốt lên đi nha mấy “bạn”
Bạn sẽ nhận thức được rằng “Trái đất chuyển mình” là một cuốn sách đầy thách thức, không chỉ bởi vẻ ngoài đồ sộ của cuốn sách, mà còn là bởi ý định của tác giả được thể hiện ngay ở phần giới thiệu – rằng Peter Frankopan muốn quan sát sự biến đổi của Trái đất “kể từ điểm khởi đầu của thời gian.”
Và để thực hiện đúng lời hứa của mình trong phần giới thiệu, “Trái đất chuyển mình” đã bắt đầu với sự ra đời của hành tinh này cách đây 4,6 tỷ năm. Sau đó, cuốn sách này tiếp tục dõi theo sự hình thành của môi trường và khí hậu trên trái đất, cũng như cách những yếu tố này đã ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của loài người như thế nào, từ những người vượn có mặt sớm nhất đến người Neanderthals, và sau đó là người tinh khôn.
Câu chuyện về sự tiến hóa của con người trong cuốn sách này được đặt trong bối cảnh của môi trường. Môi trường có tác động đến mọi mặt của sự tiến hóa này – từ cơ thể, khi môi trường tạo ra những kiểu hình thời tiết thuận lợi và nguồn cung cấp thực phẩm – cho đến các niềm tin tâm linh, khi những câu chuyện tôn giáo tìm cách giải thích thế giới tự nhiên và vị trí của con người trong vũ trụ.
Như tác giả Peter Frankopan đã viết, thời gian mà loài người có mặt trên hành tinh này chỉ là một cái chớp mắt trong lịch sử địa chất dài đằng đẵng. Tuy nhiên, con người đã có những tác động to lớn đối với hành tinh này. Kể từ thế kỷ trước, những tác động này đã được tăng tốc bởi những tiến bộ công nghệ và quá trình công nghiệp hóa hàng loạt trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người mà chúng ta có thể hình dung ra.
Cuốn sách không chỉ bao gồm những đoạn văn đề cập tới các kỹ thuật như Dao động El Nino-Phương Nam (một kiểu khí hậu tái diễn) và kiểu gen của vi-rút dịch hạch. Xen giữa đó là những thông tin ngẫu nhiên nhưng đáng kinh ngạc vô cùng, khiến cho người đọc bị thu hút, chẳng hạn như một chi tiết đã bị bỏ đi trong Bộ luật Hittite của Nesilim. Cụ thể rằng: quan hệ tình dục với lợn, chó hoặc bò có thể dẫn đến án tử hình, nhưng trong khi đó, nếu như quan hệ tình dục với ngựa – một loài động vật được đánh giá cao, lại không phải là một hành vi bị trừng phạt.
Tiếp theo đó, Frankopan tiếp tục thể hiện thái độ cởi mở với những câu chuyện về lịch sử thay thế. Trong những cuốn sách trước đây của mình, ông đã lật tẩy những câu chuyện truyền thống lấy phương Tây làm trung tâm và đưa ra những cách thức mới mở mang tầm mắt hơn để nhìn vào lịch sử nền văn minh nhân loại.
“Trái đất chuyển mình” đã mở rộng hơn phạm vi nội dung các cuốn sách trước đây của ông. Những tác phẩm trước đây của Peter Frankopan chủ yếu tập trung vào các câu chuyện của Châu u, Châu Á và Trung Á. Châu Mỹ, với các câu chuyện của người Mỹ bản địa, Maya, Aztec và Olmec, cũng như các câu chuyện về Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và Polynesia.
Điều hấp dẫn cuối cùng chính là khả năng phi thường của tác giả trong việc dệt nên một câu chuyện hấp dẫn từ những sợi chỉ thông tin vụn vặt cùng những khối lượng nghiên cứu khoa học đáng kể. Những kết quả nghiên cứu khoa học này cũng đề xuất rất nhiều góc nhìn mới hấp dẫn về các hình thái thời tiết đã và đang hiện hữu suốt chiều dài lịch sử nhân loại, với những bằng chứng được phân tích từ các lõi băng và các thành phần của nhũ đá trong hang động. Lịch sử nhân loại cùng lịch sử của biến đổi khí hậu đã được khám phá song hành xuyên suốt cuốn sách dày hơn 700 trang này. Những nghiên cứu này được tham chiếu chéo với các phát hiện DNA theo dõi sự di truyền gen qua các quần thể khác nhau, cũng như các nghiên cứu về di sản ngôn ngữ – những thứ đã tiết lộ các mô hình di cư và trao đổi văn hóa của loài người.
Khi Chúa trời tạo ra con người đầu tiên, Người dẫn người đó đi quanh tất cả cây cối trong vườn địa đà và nói “Con hãy chú ý không làm hỏng và phá hoại thế giới của ta, nếu con làm hỏng nó, sẽ không có ai để sửa nó ngoài con”. Một trích dẫn vô cùng thích hợp để bắt đầu cuốn sách TRÁI ĐẤT CHUYỂN MÌNH – MỘT LỊCH SỬ CHƯA KỂ VỀ NHÂN LOẠI. Tác giả đã đưa chúng ta vào một hành trình đi ngược về thuở hồng hoang của hành tinh chúng ta, những nhân tố ảnh hưởng , thúc đẩy định hình nên thế giới chúng ta đang sống; những tính toán đúng đắn và sai lầm của con người.
Tác giả cho rằng biến đổi khí hậu, thay đổi thời tiết không phải là một hiện tượng mới lạ. Bản thân sự xuất hiện của con người một phần đến từ biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường tự nhiên, địa hình, thời tiết… góp phần định hình nên quá trình tiến hóa của con người, định hình nên các xã hội, cũng như gây ra thất bại, tổn hại, và sụp đổ cho các nền văn minh. Nếu Thời kỳ Ấm La Mã góp phần tạo ra kỷ nguyên vàng của Hòa bình La Mã bởi sự thịnh vượng của các điền trang lớn thì giai đoạn Tiểu Băng hà nửa sau thế kỷ 16, nhiệt độ đã hạ thấp đã tác động đến hệ thống sản xuất lương thực, hệ quả là các đợt khủng hoảng chính trị, xã hội và chiến tranh toàn cầu. Trong khi đế chế Mông Cổ được hưởng lợi từ các đợt khí hậu nóng ấm thì Angkor của người Khmer đã phải đối mặt với tình trạng hạn hán nghiêm trọng nửa cuối thế kỷ 14.
Những năm 3500 TCN con người trở nên đông đúc và tác động của họ lên môi trường ngày càng to lớn, đến mức đã trở thành một yếu tố làm thay đổi môi trường sinh thái của hệ động thực vật. Sự phát triển chăn nuôi và trồng trọt chính là tác nhân gây ra quá trình biến đổi do con người gây ra cho trái đất.
Bởi các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến con người và sự phát triển nông nghiệp cùng các tài nguyên cạn kiệt đã khiến con người thời nay bắt đầu di cư, hình thành các thành phố và các mạng lưới thương mại đã thúc đẩy sự phát triển một số ngành công nghiệp sơ khai. Sự trỗi dậy của các thành phố thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ: vương quyền, tôn giáo, các bộ máy vận hành xã hội, chế độ nô lệ…
Sự thay đổi các kiểu quy luật thời tiết cũng là tác nhân tiềm ẩn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các xã hội. Các thành phố càng lớn thì khả năng tổn thương càng lớn vào thời điểm xảy ra bất ngờ. Vì sao một quốc gia hùng mạnh và bền vững lại có thể không ổn định và bấp bênh như vậy? Nguyên nhân chính là không thích ứng được với hiệu ứng domino, các nhân vật có quyền lực không muốn thay đổi vì sợ mất quyền lực. Khi dòng thác thay đổi ập đến, một vài bánh răng không thuận theo làm cho hệ thống bị trật bánh.
Sự dồn nén và sụp đổ như vậy có tính tái diễn trong lịch sử loài người. Sự thay đổi khí hậu, môi trường là yếu tố đóng vai trò gây ra khủng hoảng, nhưng trong nhiều trường hợp sự không nhạy bén, khả năng yếu kém của người lãnh đạo đã đưa ra những quyết định không đúng đã dẫn đến sự sụp đổ. Có thể nói sự bất ổn của các yếu tố khí hậu có liên quan đến sự bất ổn của chính trị nhất là ở thế giới cổ đại.
Một khi phát triển đến mức nào đó, các thành phố có sự kết nối với nhau. Một tập hợp các mối liên kết mới bắt đầu xuất hiện, hình thành một khu vực địa lý liên kết, lan rộng từ đông Địa Trung Hải đến tận Ấn Độ Dương và xa hơn nữa. Một xu hướng quan trọng tiếp sau các cuộc khủng hoảng là sự tập trung hóa chính trị và các triều đại đế chế được thiết lập ở các khu vực rộng lớn. Các nhà nước được lập nên ở các khu vực nằm dọc theo các tuyến đường thương mại.
Nhưng con lắc khí hậu sẽ có thể dao động theo 2 hướng, đôi khi dẫn đến sự sụp đổ, đôi khi tạo ra những cơ hội mới, thúc đẩy việc tạo ra những thế giới mới.
Con người trong quá trình phát triển của mình có những giai đoạn bóc lột đồng loại và thiên nhiên một cách quá độ đến mức tác động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái và chính những đồng loại của họ cũng lâm vào cảnh diệt chủng hàng loạt. Đó là tệ “buôn bán nô lệ” được bắt đầu khi người Anh bắt đầu chinh phục châu Phi. Các chuyến hàng chở nô lệ lên đến 80.000 nô lệ/năm để phục vụ nhu cầu nhân công trồng bông, thuốc lá, đường mía ở các đồn điền. Người nô lệ đã bị bóc lộc một cách thậm tệ đến chết vì kiệt sức.
Việc canh tác nông nghiệp quá độ ở các đồn điền cũng gây ra mối nguy hại cho môi trường dẫn đến những vụ lở đất có sức tàn phá cao, nguy hiểm cho hệ sinh thái. Nạn phá rừng gây nên sự xói mòn đất, làm tăng thêm mối đe dọa khi bão tới tạo nên tình trạn dễ tổn thương về khí hậu và sinh học. Chế độ nô lệ đã làm nảy sinh các hệ lụy: tỉ lệ đa thê cao, bạo lực và tỉ lệ trẻ em sơ sinh tử vong rất cao.
Tuy nhiên, việc người châu Âu xâm chiếm châu Phi và sau này Columbus tìm ra châu Mỹ đã khiến hệ sinh thái toàn cầu được gắn kết với nhau thông qua sự biến đổi cảnh quan, sự xuất hiện thị hiếu mới do nhu cầu ngày càng mở rộng khiến cho các mô hình tiêu dùng và khả năng chi tiêu được thúc đẩy. Điều này lại khiến cho hàng triệu người dân châu Mỹ bị chuyển đến châu Phi để phục vụ nhu cầu nhân công.
Vấn đề không chỉ là sự khai thác của con người quá độ lên thiên nhiên và đồng loại; côn trùng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự thay đổi xã hội, kinh tế, chính trị cũng như các mầm bệnh, lượng mưa và điều kiện đất đai… đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Trong thế kỷ XXI chúng ta đang sống, tuy có nhiều điều đáng quan ngại về môi trường: biến đổi khí hậu, lãng phí tài nguyên, hiểm hoạ to lớn cho khí hậu trái đất đến từ núi lửa, động đất nhưng cũng đã có những tín hiệu vui đến từ khắp nơi , từ châu Âu với việc tiết kiệm điện năng, giảm bớt phát thải nhà kính gần 25% từ 1990-2019 và có khả năng giảm thêm 15% nữa trong thời gian tới. Nước Mỹ – nơi mà tiến bộ khoa học kỹ thuật song hành với các chính sách của chính quyền đã tạo nên một nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trên đà giảm lượng khí thải một cách đáng kể. Hay từ Trung Quốc khi họ đang tích cực trong việc điều chỉnh khí hậu và thời tiết với việc cung cấp năng lượng làm mưa và tuyết đồng thời ngăn chặn mưa đá trên diện tích lớn.
Con người đã và đang nỗ lực để được trở về thiên đường của chính mình trên trái đất. Tuy còn rất nhiều điều còn bàn cãi nhưng một điều tất yếu là chúng ta cùng phải chung tay gánh vác, nỗ lực không phải của riêng ai.
“Loài người của chúng ta đã là một phần lịch sử của hành tinh này trong một phần nhỏ sự tồn tại của nó. Trong khi chúng ta đưa các hiện tượng quá khứ tự nhiên thành khái niệm với tên gọi sự tuyệt chủng hàng loạt và coi đây là nỗi kinh hoàng tột cùng, thì thực tế là thiên nhiên không quan tâm ai thắng ai thua và không chọn dạng sinh vật này hơn dạng khác: vấn đề luôn là về sự thích nghi và sinh tồn. Điều đáng ghi nhớ là chúng ta có mặt trên Trái đất là nhờ sự thay đổi khí hậu đầy kịch tính trước đây và những hoàn cảnh ngẫu nhiên đã khiến hành tinh này rất phù hợp với sự tồn tại của chính chúng ta”.