“Tâm lý thị trường chứng khoán” được xuất bản năm 1912, đã trải qua hơn 100 năm nhưng Psychology of Stock Market vẫn giữ nguyên được giá trị của nó cho đến hiện tại. Không chỉ là những lời khuyên bổ ích cùng những kiến thức vô giá về kinh doanh chứng khoán, Tâm lý thị trường chứng khoán cũng giúp người đọc thay đổi một số cách nhìn truyền thống về tâm lý đám đông trên thị trường. Như chính G.C. Selden đã nói, khi bạn nhận thức được về tâm lý đám đông theo cách này, cũng là lúc bạn có thể bước vào thị trường chứng khoán và khám phá những điều thú vị cùng những bí mật ẩn giấu phía sau trò chơi kinh doanh vĩ đại nhất mọi thời đại.
Tóm tắt Tâm lý thị trường chứng khoán
“Cuốn sách kinh điển và bất tử với thời gian” – amazon.com Thảm họa đầu cơ và sự cuồng loạn của đám đông
1. Vòng quay đầu cơ
Những biến động giá cả không đáng kể xảy ra ở những cổ phiếu có tính đầu cơ cao phần lớn đều là do vấn đề tâm lý. Chúng là kết quả của rất nhiều cách phản ứng khác nhau của đám đông, hay nói chính xác hơn là thái độ của những người đang tham gia thị trường tại thời điểm đó.
Những biến động giá cả như vậy thường bắt nguồn từ những yếu tố kinh tế cơ bản hoặc cũng có thể không hoàn toàn như vậy,…
+ chính sách trả cổ tức
+ sự biến động trong khả năng sinh lời
Thông thường những biến động lớn trên thị trường trong vòng một vài tháng hay thậm chí một vài năm là kết quả của những thay đổi trong khía cạnh tài chính, nhưng những biến động nhỏ và ngắn hạn hơn thường là kết quả của những thay đổi trong suy nghĩ của đám đông các hà đầu tư và kinh doanh, thứ có thể có hoặc không trùng khớp với những thay đổi trong các yếu tố cơ bản của nền kinh tế.
Một ví dụ của một chu kỳ đầu cơ điển hình:
Ban đầu: giao dịch không sôi động, giá cả biến động ít, công chúng hầu như không quan tâm đến thị trường
Sau đó, giá cả có dấu hiệu nhích lên, nhưng mơ hồ đến nỗi khó mà cảm nhận được ở giai đoạn đầu của chu kỳ, hiếm người sẵn sàng bán cổ phiếu mình đang sở hữu để hưởng phần chênh lệch khi giá tăng, do đó giá cả đã không hề bị ảnh hưởng bởi hoạt động chốt lời trên quy mô lớn.
Ít lâu sau, một đợt tăng điểm khác lại diễn ra, lần này mạnh mẽ hơn lần đầu đôi chút. Một số nhà kinh doanh nhạy bén ngay lập tức nắm bắt xu hướng và bắt đầu mua vào. Nhưng công chúng thì vẫn thờ ơ, giá cả tăng mạnh hơn và bắt đầu ở vào mức cao.
2. Suy luận ngược và những hệ lụy
Tiền chính là sức mạnh của thị trường – số lượng người tham gia vào đó không có chút ý nghĩa nào. Quan điểm của một người đang nắm giữ một triệu đô-la cổ phiếu sẽ có sức nặng gấp năm lần quan điểm của tổng số năm trăm người trong đó mỗi người chỉ sở hữu có 1000 cổ phiếu.
– Tìm và biết đâu là đỉnh – đâu là đáy
– Nhìn chung, báo chí chỉ phản ánh suy nghĩ của đám đông
“Một người bình thường luôn có xu hướng lạc quan khi nhìn vào công việc kinh doanh của anh ta và bi quan khi nhìn vào công việc kinh doanh của những người khác”. Theo như logic trên, anh ta thường sẽ cho rằng những người khác đang phạm sai lầm và tin chắc rằng những phân tích của bản thân về thị trường là đúng đắn. Anh ta chỉ đánh giá cao ý kiến của một vài người mà anh ta cho là thành công một cách chung chung, ngoài những người này ra thì càng nghe nhiều những quan điểm cho rằng thị trường sẽ đi lên, anh ta lại càng nghi ngờ sự khôn ngoan của chính mình khi đồng tình với những quan điểm đó.
Sự biến động vô lý của giá cả xuất phát từ những suy luận ngược và kỳ cục của chính những người đầu tư, nhưng nó thường được quy kết là âm mưu nhằm thao túng thị trường
Một nhà đầu tư càng ít biết về thực trạng của nền tài chính bao nhiêu thì những suy luận của anh ta trong trường hợp như thế lại càng dễ sai lầm bấy nhiêu.
Một nhà kinh doanh thành công cuối cùng sẽ học được cách nhận biết khi nào nên đi ngược lại những diễn biến tự nhiên trong suy luận của mình và khi nào nên giữ chúng nguyên như vậy.
Hãy tránh suy luận ngược nhằm cố biện hộ cho trạng thái của chính mình.
Sau một đợt tăng điểm kéo dài, đừng cố dùng suy luận ngược để thuyết phục bản thân rằng giá sẽ còn lên cao nữa; tương tự, sau một đợt xuống giá mạnh, đừng để những suy diễn bi quan trở nên quá phức tạp. Hãy tỏ ra nghi ngờ tin tốt khi giá cả đã lên cao và tin xấu khi giá cả đã xuống thấp.
3. “Họ”
Nhiều người trong chúng ta, thậm chí là những chuyên gia với khối kiến thức uyên bắc tin rằng toàn bộ diễn biến của thị trường chứng khoán đều nằm dưới sự kiểm soát của một cá nhân nào đó, theo cách này hay cách khác, là đại diện theo cách này hay cách khác của những liên minh lợi ích to lớn. Và đó là một lý thuyết để chúng ta đơn giản hóa việc đầu tư chứng khoán tới mức tuyệt đối như một công thức toán học, nhưng tiếc thay đó thường là sai lầm của nhiều quyết định kinh doanh chứng khoán.
Khái niệm “họ” có chút cơ sở thực tế nếu được hiểu theo 3 nghĩa:
*1. “họ” có thể và thường được hiểu là những nhà kinh doanh trên sàn tại Sở giao dịch chứng khoán. Họ chính là những người có mối liên hệ trực tiếp với các lệnh chào bán và mua, lập nhóm nhằm kiểm soát một cổ phiếu nào đó hay những cá nhân đang thao túng thị trường.
Các nhà kinh doanh trên sàn có ảnh hưởng quan trọng tới những biến động tức thời của giá cả trên thị trường.
Việc một liên minh được hình thành để nắm quyền kiểm soát một cổ phiếu nào đó không diễn ra thường xuyên và phổ biến như người ta vẫn nghĩ. Có rất nhiều trở ngại cần phải vượt qua trước khi một liên minh như thế được hình thành, đoàn kết lại với nhau và cùng hành động một cách thành công.
*2. “Họ” được nhiều người nghĩ là liên minh các nhà tư bản đầy quyền lực, những người có thể cùng lúc tiến hành những chiến dịch có quy mô lớn trên các thị trường chứng khoán chủ chốt trên toàn thế giới. Có thể nói rằng một liên minh bền vững và cố định như thế chắc chắn không tồn tại, mặc dù hoàn toàn không dễ dàng để chứng minh điều này.
*3. “Họ” có thẻ được hiểu một cách đơn giản là các nhà đầu cơ và đầu tư nói chung – một tập hợp hỗn tạp rất nhiều cá nhân thuộc nhiều thành phần khác nhau, rải rác khắp nơi trên toàn thế giới, trong đó mỗi người đều đóng góp một phần rất nhỏ bé của mình vào những cơn biến động giá cả trên thị trường chứng khoán.
Thực tế, diễn biến thị trường không thể được phán đoán dựa trên những phát biểu thiếu cơ sở về việc “họ” sẽ hành động ra sao. Bạn không thể xác định được thái độ đối với thị trường của từng cá nhân đang tham gia vào đó, nhưng^ chắc chắn là bạn có thể xác định được nguồn gốc của các lệnh bán và mua sắp được đưa ra, những động cơ sẽ khuyến khích các nhà đầu tư và đầu cơ, và trạng thái của những cổ phiếu ngắn hạn cũng như dài hạn. “họ” theo nghĩ là các liên minh lợi ích ngân hàng lớn có thể sẽ trái ngược với “họ” theo nghĩa những cá nhân đang thao túng thị trường; và những cá nhân đó cũng có thể lại mâu thuẫn với “họ” theo nghĩa là những nhà kinh doanh trực tiếp trên sàn chứng khoán. Tóm lại, sau khi đã quan sát và nghiên cứu, bạn sẽ có được một định nghĩa rõ ràng về “họ” và chắc chắn sẽ có được điều đó, nếu hành động dựa trên thực tế thị trường.
4. Nhầm lẫn giữa hiện tại và tương lai – dự báo
Nhiều người trong chúng ta ra quyết định đầu cơ dựa vào những sự kiện đã xảy ra. Con người thường tin vào điều mà chúng ta cho là hiển nhiên rằng hiện tại sẽ luôn luôn tiếp diễn như nó vốn có.
Bất cứ một tay buôn bán cổ phiếu thành thật nào cũng sẽ thừa nhận rằng giá cả sẽ ở mức cao nhất khi những tin tức tại thời điểm đó là những thông tin tốt nhất; vì thế bạn sẽ thấy anh ta mua cổ phiếu SAU khi những tin tức đó xuất hiện với hy vọng đón được xu hướng của thị trường.
Nếu tác động của một sự kiện nào đó không thể khiến người ta cảm nhận được nó trước khi nó xảy ra thì sau khi nó xảy ra chắc chắn người ta cũng phải cảm thấy nó.
Chúng ta cần nhớ rằng tiền mới là thứ quyết định chứ không phải là
số lượng người bán hay mua.
Xét về khía cạnh dự báo trước, cũng như trong phần lớn những sự kiện diễn ra trên thị trường, phương pháp đối phó tốt nhất chính là cố gắng tránh không đơn giản hóa những biến động về giá cả thành các quy luật, các chỉ số hay các trường hợp tương tự. Cần phải phân tích những đánh giáh từng trường hợp cụ thể. Việc so sánh chúng với các sự kiện đã diễn ra trong lịch sử đều dẫn đến những sai lầm. Mỗi sự kiện xảy ra đều cần được xem xét từ dữ kiện thực tế của chính nó cũng như những đánh giá có được từ các sự kiện liên quan. Trong phần lớn các trường hợp, vấn đề nào cũng có thể được giải quyết, nhưng người nghiên cứu nó cần học cách nhìn vào tương lai và coi hiện tại chỉ như một sự chỉ dẫn cho tương lai đó. Giá cả sẽ biến động đến cực điểm khi tin tức mà mọi người đang chờ đợi trở nên rõ ràng nhất và được phát tán rộng rãi nhất. Và khi thời điểm đó đã qua, câu hỏi sẽ luôn là “ tiếp theo sẽ thế nào đây?”
5. Nhầm lẫn giữa cái riêng và cái chung
Talleyrand nói rằng ngôn ngữ có một mục đích đó là che giấu suy nghĩ thật của con người. Và dường như nhiều người cho rằng sự lo-gic được dùng để biện hộ cho những mong ước của chúng ta.
Phần lớn chúng ta đều hướng cách nhìn nhân của mình theo những quyền lợi ích kỷ của bản thân.
Thị trường rất nghiệt ngã, nó sẽ không bao giờ bị sự ngụy biện của chúng ta làm lung lay. Nó sẽ phản ứng lại chính xác hành động của tất cả các lực lượng và cá nhân đang tham gia trong đó. Điều duy nhất chúng ta có thể làm đó là khiến những lợi ích của chúng ta phù hợp với tình hình mà thôi.
Để có được thành công vĩ đại nhất, một nhà kinh doanh cần phải hoàn toàn quên đi trạng thái của anh ta trên thị trường, quên đi cả lợi nhuận lẫn
thua lỗ, sự chênh lệch giữa giá cả hiện tại và mức giá mà anh ta đã mua vào hay bán ra và phải gắn suy nghĩ của anh ta vào trạng thái của thị trường. Nếu thị trường đi xuống, anh ta cần bán ra, bất kể đang có lãi hay là thua lỗ, bất kể đã mua vào cả năm hay chỉ vừa mới hai phút trước.
Sự thực là một nhà đầu tư càng để cho đầu óc anh ta tập trung vào trạng thái của mình trên thị trường bao nhiêu thị những suy luận của anh ta sẽ càng trở nên méo mó bấy nhiêu và kết quả là anh ta sẽ không tiếp nhân những gì đi ngược lại với quan điểm đã định sắn trong đầu anh ta.
Thị trường chứng khoán không phải là chỗ chơi của những người quen dùng sức mạnh ý chí của bản thân để làm việc mình muốn, cái duy nhất anh ta có thể tân dụng chỉ đơn giản là khả năng quan sát thực tế và lý giải nó mà thôi.
Một trong những khó khăn cơ bản mà một chuyên gia phải vượt qua là làm sao ngăn trí tưởng tượng phong phú của bản thân khiến anh ta tìm thấy những gì mình đang tìm kiếm chỉ bởi vì anh ta đang tìm kiếm chúng.
Có một điều sẽ vẫn luôn luôn đúng đó là thời điểm thị trường có vẻ sung sức nhất cũng là lúc nó gần đạt đỉnh nhất, và thời điểm khi giá dường như bắt đầu rơi tự do là lúc nó gần đáy nhất. Bởi vậy, phương pháp thực tế nhất một nhà đầu tư có thể dùng để áp dụng nguyen tắc này là sẵn sàng bán ra khi niềm tin về xu hướng đi lên của thị trường đã lan rộng khắp nơi, và mua vào khi công chúng đang ở trạng thái bi quan nhất. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng và nhà đầu tư nhất thiết phải ghi nhớ nếu muốn có được lợi nhuận từ những quan điểm của mình về thị trường, vì sẽ đến lúc lợi ích của anh ta trùng khớp với xu hướng giá cả của thị trường.
6. Khủng hoảng và bùng nổ
Cả hai hiện tượng khủng hoảng và bùng nổ trên thị trường rõ ràng đều là những hiện tượng mang tính tâm lý. Điều đó không có nghĩa là những yếu tố cơ bản tại những thời điểm đó không đủ để khiến giá cả tăng hay giảm mạnh. Tuy nhiên, khủng hoảng tự bản thân nó cũng đã thể hiện một sự sụt giảm nghiên trọng hơn những gì các yếu tố bên ngoài có thể gây ra, à thường là bởi trạng thái quá khích của đám đông đi kèm với sự cạn kiệt của các dòng vốn; trong khi đó, từ bùng nổ được dùng để chỉ một sự tăng trưởng mang tính đầu cơ cao hơn mức cần thiết. Bóng ma của những trận cuồng phong đó vẫn thường hiện lên trong đầu của những kẻ non gan, thiếu kinh nghiệm bất cứ khi nào họ nghĩ đến chuyện mua vào.
Nguyên nhân chính khiến một nhà đầu tư phải gánh thua lỗ nghiêm trọng tại những thời điểm đi xuống của thị trường chính là việc anh ta không giữ đủ tỷ lẹ vốn có tính thanh khoản cao.
Nhìn chung, xác định thời điểm kết thúc của một đợt bùng nổ trên thị trường, thường khó hơn nhiều so với việc xác định khi nào, một cuộc khủng hoảng đã hoàn toàn đi qua. Tuy nhiên, nguyên tắc cho cả hai việc này lại rất đơn giản. Chính sự dư thừa nguồn cung vốn là điều sẽ khiến thị trường bắt đầu đi lên sau khi khủng hoảng kết thúc. Tương tự, cạn kiệt vốn cũng chính là điều khiến xu hướng đi lên của thị trường chấm dứt. Sự cạn kiệt này có thể được nhận thấy nhờ lãi suất vay đầu tư ngắn hạn tăng, số dư tiền gửi so với tổng nợ vay tại các ngân hàng ở New York, lãi suất chiết khấu các giấy tờ có giá thương mại và phi thương mại cũng tăng dần.
7. Tâm lý những người đặt lệnh theo tỷ lệ
Các quan sát viên của thị trường chứng khoán có lẽ sẽ sớm nhận ra rằng nhìn chung có hai kiểu tâm lý cơ bản sẽ ảnh hưởng tới giá thị trường. Ta có thể tạm gọi chúng ta là “bốc đồng” và “lạnh lùng”.
Người bốc đồng: các yếu tố cơ bản lẫn kỹ thuật đều đang có lợi cho giá cả.
Cổ phiếu đang được mua vào. Một khi đã có được kết luận này, anh ta sẽ tiến mua vào. Anh ta không hề cố gắng hay kỳ vọng rằng mình dò được đáy. Ngược lại, anh ta còn sẵn sàng mua ở đỉnh miễn là còn nhận thấy triển vọng đi lên của thị trường. Còn một khi anh ta đã kết luận rằng thị trường giờ đang có xu hướng quay đầu đi xuống hay sự tăng giá đã vượt quá những gì điều kiện thực tế cho phép, anh ta sẽ bán ra.
Tuýp nhà đầu tư lạnh lùng sẽ không bao giờ chịu mua vào khi giá cả đang lên. Anh ta lý luận rằng: Giá thường sẽ đi ngược lại một vài điểm so với xu thế chung, hoặc ít nhất so với xu thế mà tôi nhận thấy. Vậy thì điều khôn ngoan nhất mà tôi có thể làm là tận dụng biến động trái chiều này. ậ Thông thường, xung quanh đỉnh của một đợt bùng nổ sẽ vẫn có những đợt giảm giá nhẹ do các lệnh đặt mua theo tỷ lệ, song các lệnh bán chốt lòi với giá cao vẫn được hấp thụ hết khiến thị trường tiếp tục biến động trong khoảng hẹp trong vòng 1 tháng hoặc hơn. Thực tế, thị trường sẽ vẫn còn đứng ở mức đỉnh đó chừng nào lượng cổ phiếu mà công chúng muốn mua vào vẫn còn lớn hơn lượng bán ra. Đôi khi hiện tượng này còn được gọi là “phân phối”. Một giai đoạn tương tự được gọi là “tích lũy” cũng thường xảy ra sau khi một giai đoạn giảm giá của thị trường đã hoàn toàn biến mất nhưng xu hướng đi lên thì vẫn chưa xuất hiện.
8. Tâm lý nhà đầu tư cá nhân
Phần lớn những diễn biến lệch lạc trên các thị trường đầu cơ đều bị quy kết là những âm mưu thao túng thị trường, song thực tế đó lại là kết quả của những diễn biến tâm lý bất thường diễn ra trên các thị trường ấy.
Người kinh doanh chứng khoán thường chỉ dựa trên những tác động mà họ tin là thực tế hoặc các tin đồn có thể gây ra đối với suy luận của những người khác.
Một đứa trẻ lần đầu tập sử dụng một con dao sẽ có thể tự làm nó bị thương, nhưng con dao đó lại là một công cụ vô cùng hữu hiệu trong tay một đầu bếp tài ba.
Hãy dành hết tâm trí vào hai thứ quan trọng nhất: thực tế thị trường và giá cả. Ngoài ra tỷ lệ lãi suất hiện thời, khả năng kiếm lời của công ty, những diễn biến của tình hình chính trị có tác động thời thị trường và sự thay đổi của giá cả trước những thực tế đó cũng chính là những dữ liệu quan trọng cho sự đánh giá.
Cần lắm sự lạc quan một cách có lý lẽ. Sự lạc quan này mang màu sắc trí tuệ hơn là lý trí. Còn sự lạc quan chỉ dựa trên lòng quyết tâm chỉ là sự ngoan cố mà thôi. Trong thị trường chứng khoán, bạn chẳng là gì ngoài một giọt nước trong vô số các con sóng sự kiện lớn nhỏ.
Bất cứ thứ cảm xúc gì: hứng khởi, sợ hãi, giận dữ, u buồn đều là những đám mây che mờ tâm trí. Trong ngành kinh doanh này, lòng nhiệt huyết dường như không giúp bạn thành công, thời điểm bạn cho phép bản thân trở nên nhiệt tình và hứng khởi cũng là lúc bạn để cho năng lực suy luận của mình đầu hàng trước niềm tin và sự kỳ vọng.
Lòng nhiệt huyết sẽ giúp bạn gây ảnh hưởng lên những người khác, nhưng trên thị trường, đó không phải là diều bạn muốn làm (trừ khi bạn là một nhân vật lớn, có khả năng dẫn dắt cả xu hướng đi lên của thị trường).
Vấn đề là ở chỗ làm sao phân biệt một cách rạch ròi giữa một bên là kiên định và nhất quán theo đuổi một kế hoạch nào đó cho đến khi hoàn cảnh trở nên thuận lợi hơn; và một bên là ngoan cố bám lấy quan điểm của mình trong khi nhiều sự kiện sau đó đã chứng minh điều ngược lại.
Hãy cảnh giác với câu nói “đây là yếu tố quan trọng nhất hiện nay”, trừ khi diễn biến của thị trường cho thấy mọi người cũng đang đồng ý với bạn.
Chỉ những nhà kinh doanh có kinh nghiệm mới có được linh cảm. Những tay mới vào nghề, hay những kẻ không hề theo dõi sát sao những yếu tố kỹ thuật của thị trường chắc chắn chỉ đang làm trò cười khi nói về linh cảm của bản thân.
5 lời khuyên hữu dụng cho các nhà đầu tư cá nhân:
Mục đích chính của bạn là phải luôn giữ cho đầu óc minh mẫn và tỉnh táo. Do đó, đừng hành động vội vã dựa trên những thông tin cảm tính bề ngoài, đừng mua hay bán với khối lượng quá lớn đến nỗi phải lo lắng vì nó và đừng để bị ảnh hưởng bởi trạng thái của chính mình trên thị trường.
Hãy hành động dựa trên đánh giá của bản thân hoặc dựa hoàn toàn vào đánh giá của người khác
Khi còn nghi ngờ, hãy rời xa thị trường. Trì hoãn sẽ đỡ tốn kém hơn là thua lỗ.
Hãy cố gắng nắm bắt xu hướng cảm xúc. Dù nó có thể tạm thời đi ngược lại những gì các yếu tố cơ bản đang chỉ ra, nhưng đi ngược lại nó không phải là một phương cách hiệu quả.
Sai lầm lớn nhất của chín mươi chín trong số một trăm nhà kinh doanh đó là tin trường rằng thị trường sẽ còn đi lên khi nó đã ở đỉnh và còn đi xuống khi đã ở đáy. Vì vậy, đừng theo đuổi những gì bạn cho là không còn hợp lý, cho dù lợi nhuận mà bạn mất đi nếu không lànhuw thế có lớn đến đâu.
– Sưu tầm