Mặc dù được viết ra cách đây đã gần 150 năm nhưng Bàn về tự do vẫn còn nguyên giá trị và là tác phẩm giữ vị trí quan trọng trong tư duy lý luận và tư tưởng phương Tây. Thời Canh tân Minh Trị ở Nhật Bản và thời Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc, hai nước đã cho dịch và phát hành rộng rãi cuốn sách này để mở mang tri thức cho dân tộc.

- Review Bàn về tự do
- Tóm tắt Bàn về tự do
Review Bàn về tự do
Tự do là gì? bản chất của tự do là gì? liệu tự do có là vô hạn là thích làm gì thì làm thì mới là tự do? đến với bàn về tự do bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc về bản chất của tự do. John Stuart Mill đã phân biệt rạch ròi giữa tự do tư tưởng và tự do hành động. Tự do không là vô hạn tự do chỉ đúng khi hành động đó không phương hại đến lợi ích chính đáng của người khác. Tự do bị giới hạn khi tác động đến xã hội, qua tác phẩm này chúng ta sẽ giải thích được những vấn đề đang gây tranh cãi hiện nay như hợp pháp hóa mại dâm, cờ bạc, cá độ. Cũng như có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn trong các vấn đề xã hội biết lắng nghe tiếng nói của người đối lập mình xin trích một vài câu nói mà mình đánh giá là hay trong sách:
“Người nào để cho thế giới, hay một bộ phận của thế giới, chọn lựa kế hoạch sống cho anh ta, thì người đó không cần có năng lực nào khác hơn năng lực bắt chước của giống khỉ.”
“Thế nhưng những con người khác nhau cũng đòi hỏi các điều kiện khác nhau cho sự phát triển tinh thần của họ, họ không thể nào tồn tại một cách lành mạnh trong cùng một thứ đạo đức, giống như mọi thứ cỏ cây khác nhau có thể chung một điều kiện vật lý, khí quyển và khí hậu. Cùng một thứ đối với người này thì vun đắp bản chất cao cả hơn lên, nhưng đối với người kia lại là thứ cản trở. Cùng Một lối sống, đối với người này là phấn khởi lành mạnh, phát huy được mọi khả năng hoạt động và đem lại niềm vui tột độ, trong khi đối với người khác nó lại như nó lại như một gánh nặng khổ sở, làm ngưng trệ và đè nát tất cả cuộc sống nội tâm.”
Là một người yêu thích triết học và muốn tìm hiểu thế giới quan theo cách bản thân mình muốn mình cũng là người theo theo nhận xét là phần nhiều theo chủ nghĩa tự do cá nhân, không muốn bị những gì người khác gò ép mình trở thành mà muốn tự mình tìm kiếm và học hỏi, có lẽ trước đây mình khá ích kỉ và ít khi chịu nghe người khác. Tác phẩm này thực sự đã khai sáng cho bản thân mình phải biết lắng nghe người khác và phải làm gì để được người khác lắng nghe thấu hiểu được bản tính cố chấp của con người. Trong Group hay các group sách khác có một đề tài gây tranh cãi là sách self help, mình cũng không muốn nói gì, mình là người ủng hộ sách self help và mình chỉ muốn những người phản đối đọc 2 trích dẫn này:
“Trí xét đoán tỉnh táo hoạt động của con người không cảm thấy buộc phải phẫn nộ chỉ vì những người bắt ta nhìn ra chân lý mà ta bỏ sót, chính họ lại bỏ sót những chân lý mà ta nhìn thấy.”
“Bất cứ ý kiến nào nếu chứa đựng chút ít chân lý mà ý kiến chung bỏ qua cũng đều đáng quý, dù có bị pha trộn với bao nhiêu sai sót lầm lẫn.”