Trong cuốn sách “Tiền không mua được gì?”, Michael J. Sandel đã đặt ra cho chúng ta một trong những câu hỏi về đạo đức quan trọng nhất của thời đại này: vấn đề gì sẽ xảy ra với thế giới này khi mọi thứ đều có thể mua được bằng tiền? Chúng ta phải làm gì để ngăn các giá trị thị trường xâm nhập vào những lĩnh vực đời sống vốn không bị chi phối bởi các giá trị thị trường? Đâu sẽ là giới hạn đạo đức của thị trường?

- Review Tiền không mua được gì (2)
Review Tiền không mua được gì (2)
Nếu bạn là người yêu thích đọc các tạp chí về kinh tế nói chung hay tiền tệ nói riêng hoặc tìm hiểu về cách thị trường, ngành nghề vận hành thì cuốn Tiền không mua được gì cũng rất đáng đọc. Với cá nhân mình thì khi đọc cuốn này thì có cảm giác rất hấp dẫn, lôi cuốn và khó bỏ được xuống, tựa tựa như đọc mấy cuốn trinh thám của Dan Brown.
Trong cuốn sách này, tác giả sẽ nói về chuyện đồng tiền được sử dụng với một số trường hợp khá hơi lạ kỳ. Mở đầu cuốn sách, tác giả liệt kê ra một số ví dụ mà kiểu “Cái quái gì cũng có thể mua được bằng tiền”. Ví dụ nâng cấp phòng giam với giá 82 USD, chạy ung dung một mình trên làn xe dành cho nhiều người trong khung giờ cao điểm với giá 8 USD (kiểu như đường này là của bố mày mua) hay quyền được bắn một con tê giác với giá 15.000 USD, một loài vật trong chủng sắp diệt vong, bắn con hải cẩu vô hại không có khả năng tự vệ nơi gần bộ tộc Eskimo với giá 6500 USD.
Cuốn sách này còn thú vị ở điểm: Mỗi quan điểm lập luận luôn được có 2 góc nhìn tạo ra sự khách quan. Ví dụ như ở Mỹ người ta trả cho những người phụ nữ nghèo HIV mang con với giá 300 USD để họ không sinh con, rồi cho phụ nữ Kenya 40 USD để họ đặt vòng. Hoặc những công ty khuyến khích người bệnh uống thuốc sẽ được trả tiền, khuyến khích người đi làm tập chăm chỉ sẽ được trả khoản tiền hay phiếu phạt cho các phụ huynh đón con muộn nhưng ngược lại tạo ra phản ứng phụ khi ngày càng nhiều người đón con muộn hơn vì họ chấp nhận việc nộp phạt để có quyền đón con muộn hơn. (Phần này có thể đọc thêm mục số 56 trong cuốn Tư duy rành mạch “Thưởng công hủy diệt động lực như thế nào”. Bởi lẽ những cái này liên quan đến đạo đức và cái gọi là hối lộ, tham nhũng.
Bạn đã nói với con/ em mình: Cuối kỳ này ráng được loại giỏi thì sẽ được mua cho máy tính xịn? Câu hỏi này sẽ được phân tích rõ hơn khi tác giả lấy ví dụ trường học cho mỗi học sinh 2 USD khuyến khích đọc sách (Nếu không cẩn thận thì trẻ sẽ coi đây là việc vặt kiếm tiền chứ không phải là tình yêu/niềm vui đọc sách”). Làm thế nào để thưởng phạt đúng lúc?
Có chuyện gì xảy ra với thế giới này khi mọi thứ đều có thể mua được bằng tiền? Làm sao có thể ngăn chặn tiền bạc chi phối cuộc sống? Và những giá trị đạo đức nay đã đi đâu khi nền kinh tế thị trường đang lên ngôi? Tác giả cuốn sách lo ngại rằng, tiền trước đây chỉ là phương tiện nay đã trở thành động lực để chi phối mọi mặt đời sống của con người.
Kết thúc cuốn sách, câu hỏi tiền mua được gì và không mua được gì sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm cá nhân từng người. Tuy nhiên đây không phải là câu hỏi để trả lời cho những dạng so-deep kiểu “Không có tiền sẽ khổ”. Nhưng việc đặt ra câu hỏi này có lẽ là hoàn toàn cần thiết khi mà gần như ranh giới giữa tiền- đạo đức nếu không xem xét kỹ có thể tạo ra hiệu ứng ngược.
– Huy Đức
Bằng những nhận định sâu sắc trong “Tiền không mua được gì”, Michael J.Sandel đã đưa ra những vấn đề hóc búa về đạo đức mà chúng ta đang phải đối mặt trong cuộc sống, khi mà hầu hết mọi thứ hiện nay đều có thể mua bán được bằng tiền. Một số ví dụ rất thú vị mà Sandel đã đưa ra:
– Quyền được bắn vào một con tê giác đen- loài vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng: 150.000 USD. Cho phép săn tê giác để cứu loài tê giác!
– Một bà mẹ đơn thân tên Kari Smith đã đồng ý sẽ mang một hình xăm vĩnh viễn trên trán, để quảng cáo cho công ty sẵn lòng trả cô 10.000 USD.
– Tiểu thuyết gia người Anh Weldon đã đồng ý hưởng hoa hồng từ Bulgari- một công ty trang sức của Ý – để nhắc đến tên hãng ít nhất mười lần trong cuốn tiểu thuyết!
– Tập đoàn tài chính Citigroup đã đồng ý trả 400 triệu USD để sân mới của đội bóng chày New York Mets mang tên Citi Field trong 20 năm!
– Một dự án mang tên Project Prevention do Harris khởi xướng đã đề nghị trả 300 USD tiền mặt cho những người phụ nữ nghiện ma túy đồng ý chấp nhận triệt sản! Nhằm mục đích hạn chế lượng em bé nghiện ma túy bẩm sinh và bị ngược đãi!
Điều gì đang xảy ra ở đây vậy? Có gì đáng bàn cãi không khi người trả tiền và người thụ hưởng đều được hưởng lợi trong các thương vụ mua bán ấy? Đâu là ranh giới giữa việc chúng ta chấp nhận việc tiền có thể mua được và việc tiền không thể?… Đây chính là một cuốn sách về quan hệ đạo đức và kinh tế không thể không đọc giành cho mọi người á.
– Mạnh Đạt