Lần cập nhật gần nhất December 17th, 2020 - 03:01 pm
Một trong số các loại ung thư có thể phát hiện được ở giai đoạn sớm mà tôi đưa ra dưới đây là ung thư dạ dày.
Các nghi vấn thường được đưa ra liên quan đến xét nghiệm này là “giữa nội soi dạ dày và chụp Barit cản quang, cái nào tốt hơn?”.
Trong số các bạn ắt hẳn cũng sẽ có những người “sợ chụp Barit cản quang nên chọn nội soi dạ dày” hay ngược lại “sợ nội soi dạ dày nên chọn chụp Barit cản quang”.
Vậy thì cái nào sẽ tốt hơn?
Kết luận là cái nào cũng cần thiết.
Nếu muốn dự phòng ung thư dạ dày một cách nghiêm chỉnh thì cần đi khám khoảng nửa năm một lần, đan xen làm xét nghiệm nội soi dạ dày và xét nghiệm chụp Barit cản quang.
Gần đây, cũng có ý kiến cho rằng chụp Barit cản quang hệ tiêu hóa là không cần thiết, nhưng tôi nghĩ rằng cả hai đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Nếu nói một cách đơn giản về điểm khác biệt của chúng thì xét nghiệm Barit là để xem hình dáng tổng thể của dạ dày giống như xem hình dạng của quả núi, còn nội soi dạ dày là để xem từng cây, từng cây một mọc trên quả núi đó. Cụ thể hơn, nếu chỉ làm nội soi dạ dày thì có thể biết rõ được trạng thái của niêm mạc, nhưng hình dạng tổng thể cũng như chuyển động của dạ dày thì hoàn toàn không nhìn thấy được.
Khi đó, có khả năng ta sẽ bỏ sót ung thư dạ dày thể thâm nhiễm cứng.
“Thâm nhiễm cứng” có nghĩa là “cứng”, khi triệu chứng trở nên trầm trọng thì toàn bộ dạ lại dày trở nên xơ cứng nên bệnh mới có tên gọi như vậy.
Trong ung thư dạ dày thể thâm nhiễm cứng thì thường bề mặt của phần chuyển biến do bệnh sẽ được bao phủ bởi các tổ chức khỏe mạnh nên khó mà có thể phát hiện được qua nội soi dạ dày.
Cũng có những trường hợp rất nhiệt tình làm xét nghiệm sàng lọc ung thư nhưng chỉ làm mỗi nội soi dạ dày nên việc phát hiện ung thư dạ dày thể thâm nhiễm cứng bị trễ dẫn đến quá muộn không thể cứu chữa được. Trường hợp này, nếu là chụp Barit cản quang có thể xem được tổng thể dạ dày thì sẽ kiểm tra được chuyển động của dạ dày khác với bình thường do thành dạ dày xơ cứng, từ đó sẽ có thể phát hiện được ung thư xơ cứng dạ dày ở giai đoạn sớm. (Tuy nhiên, ung thư xơ cứng dạ dày thực sự là một loại ung thư rất khó phát hiện. Cũng đã có trường hợp dù có chụp Barit cảm quang cũng không thể phát hiện được cho đến khi đã quá muộn.)
Cũng có những bác sĩ đưa ra quan điểm rằng “so với chụp X-quang thông thường thì khi chụp Barit cảm quang lượng tia phóng xạ sẽ nhiều hơn nên có thể vì thế mà dẫn đến ung thư dạ dày”. Đúng là không chiếu phóng xạ thì không thể tiến hành được nhưng vì thế mà dẫn đến ung thư thì có lẽ đó chỉ là một xác suất rất nhỏ. Nếu so với số người đã được cứu do phát hiện ra ung thư ở giai đoạn sớm nhờ vào chụp Barit cản quang thì không cần phải nói cũng hiểu rằng rủi ro của việc không làm xét nghiệm này cao hơn.
Bạn có phải là người bị nhỉễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP)?
Lại một chủ đề nữa lên quan đến ung thư dạ dày là “vi khuẩn HP”.
Khoảng 94% các bệnh nhân ung thư có nhiễm vi khuẩn HP, tỉ lệ mắc ung thư ở những người bị nhiễm vi khuẩn này được cho là cao hơn gấp 5 lần so với những người không nhiễm.
Và ở Nhật, bất ngờ là có đến 70-80% số người trên 50 tuổi bị nhiễm khuẩn này. Thông tin này đã lan rộng và số lượng người đi diệt khuẩn đã tăng lên, tuy nhiên đáng tiếc là dù có diệt khuẩn thì rủi ro bị ung thư dạ dày cũng không thành con số 0 được.
Điều quan trọng là biết được mình có đang nhiễm vi khuẩn HP này hay không. Ngoài nội soi dạ dày, còn có các phương pháp khá đơn giản để kiểm tra như: xét nghiệm kiểm tra khí C02 có lẫn trong hơi thở, xét nghiệm kháng nguyên từ máu hay nước tiểu,… nên trước hết hãy thử làm xét nghiệm.
Trường hợp kết quả kiểm tra bị nhiễm khuẩn thì cần chú trọng hơn vào làm sàng lọc ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày thể thâm nhiễm cứng hầu như không thể phát hiện được qua nội soi dạ dày. Vì xét nghiệm chụp Barit cản quang dễ phát hiện hơn nên cần phải làm đan xen cả hai xét nghiệm.