Lần cập nhật gần nhất July 23rd, 2020 - 01:50 pm

Trích lời giới thiệu của Stephen R. Covey: “Sau những trải nghiệm, tôi đúc kết được một bài học sâu sắc trong cuộc sống: Nếu muốn vượt qua mọi thách thức để đạt được những khát vọng lớn lao, bạn phải biết nhận diện và vận dụng đúng các nguyên lý hay quy luật tự nhiên vào các mục tiêu của mình. Vận dụng thành công một quy luật nào đó phụ thuộc rất nhiều vào trí tuệ, khả năng và sự sáng tạo của từng người, nhưng điều quan trọng nhất là phải biết kết hợp hài hòa các nguyên tắc với nhau.”
Review sách hay
- Review 7 thói quen của người thành đạt
- Trích dẫn 7 thói quen của người thành đạt
- Tóm tắt 7 thói quen của người thành đạt
Review 7 thói quen của người thành đạt
Có những người chúng ta tin tưởng tuyệt đối bởi vì chúng ta biết tính cách họ. Dù họ có nói năng hay hoặc dở, dù họ có kỹ năng giao tiếp hay không, chúng ta vẫn tin tưởng và cùng làm việc để hướng tới thành công với họ.
Và nếu phải tìm một nhà quản lý thì hãy tìm một người có ba phẩm chất sau: Chính trực, nghị lực và thông minh. Nhưng lưu ý rằng, nếu không có phẩm chất thứ nhất, hai phẩm chất còn lại sẽ đẩy chúng ta xuống vực sâu.
Cuốn sách cho rằng tính chính trực là nền móng khi chúng ta muốn xây lâu đài thịnh vượng. Chính trực có nghĩa là một giá trị cốt lõi không thay đổi ở bên trong. Một người có tính chính trực sẽ sống thực với giá trị của họ, mong muốn là người biết lắng nghe, hiểu rằng hạnh phúc là khi cho đi và cống hiến một thứ gì đó còn lớn lao hơn cả bản thân.
Như tác giả nhắn nhủ rằng khi tạo ra sự hòa hợp để điều hành hiệu quả một công ty hay một gia đình hoặc một cuộc hôn nhân đều đòi hỏi khả năng và sự can đảm rất lớn từ bản chất của con người.
Không có kỹ năng quản lý nào có thể bù đắp cho việc thiếu cao thượng trong tính cách khi phát triển các mối quan hệ. Chính trực rất cần thiết và cơ sở cho quy luật căn bản của tình yêu cũng như cuộc sống.
Thay đổi từ bên trong
Covey giải thích rằng sự phát triển của con người thường là kết quả của việc làm một việc gì đó không mới nhưng nhìn việc đó bằng một cách khác. Tất cả chúng ta đều có sẵn bản đồ kho báu trong đầu về thế giới chúng ta đang sống.
Nếu hiện tại chúng ta đang thấy không hạnh phúc cũng như không hài lòng nhưng vẫn nhất quyết bám vào tấm bản đồ cũ thì chúng ta sẽ nối dài chuỗi ngày thất bại khi không nhìn thấy được con đường thật sự và bị lạc hướng.
Nếu chúng ta cố gắng thay đổi bên ngoài nhưng vẫn giữ mọi thứ bên trong như cũ thì cũng không tiến xa được. Khi đó, chúng ta cần thay đổi thế giới quan về cách căn bản nhìn thế giới.
Để dẫn chứng, cuốn sách có đề cập đến nhà khoa học lừng danh Albert Einstein với câu nói, “Những vấn đề đáng kể mà chúng ta đang đối mặt không thể được giải quyết ở cùng mức độ tư duy như khi chúng ta tạo ra chúng”.
Chính vì vậy để thay đổi từ bên trong, Covey gợi ý nên bắt đầu với thói quen bởi vì việc chúng ta làm hoặc suy nghĩ trong phần lớn thời gian khiến chúng ta trở thành con người mà tất cả đang có và trở thành lăng kính mà qua đó chúng ta nhìn nhận sự việc.
Bí quyết để thành công
Covey nói rằng khi chúng ta xây nhà, chúng ta thường lên kế hoạch chi tiết và lập kế hoạch trước khi động thổ. Trong khi đó, quy tắc của người thợ mộc là đo hai lần, cắt một lần. Tương tự trong kinh doanh, chúng ta không thể ngồi đó chờ sung rụng.
Mỗi sản phẩm hay dịch vụ phải được suy nghĩ cẩn thận, có chiến lược chi tiết cho tiếp thị, nhân viên và phân bổ nguồn lực hợp lý. Điều này cũng đúng trong cuộc sống. Thành công trường tồn thường là kết quả của nhiều năm lên kế hoạch nghiên cứu, thực hành, học hỏi và sự hình dung tạo ra kết quả như mong muốn.
Tất nhiên không điều gì là không thể. Chúng ta vẫn có thể gặp vận may bằng con đường khác nhưng nó có thể không vững chắc và lâu bền. Khó có thể đạt được mục tiêu bền vững khi chúng ta không chăm chỉ và nhập cuộc bằng thái độ thụ động thiếu sự đầu tư chi tiết.
– Đinh Lộc (Trithuctre)