Thế giới mà chúng ta đang sống thay đổi rất nhanh, thế nên đây cũng là thời kỳ mà loài người có nhiều vấn đề tâm lý hơn. Theo nghiên cứu của ngành tâm lý học, một số nhà khoa học cho rằng những người hay suy nghĩ và bị nghiện suy nghĩ là một trong những nạn nhân đầu tiên của thao túng tâm lý, dễ dàng bị “nắm thóp” và bị điều khiển cảm xúc hơn những người khác. Nếu bạn cũng là người thường xuyên bị nghiện suy nghĩ, bạn có thể thử đọc cuốn sách “Không Thể Ngừng Suy Nghĩ: Bí Quyết Giải Tỏa Lo Âu Và Khai Phóng Tâm Trí” để tìm ra một lối thoát nào đó cho vấn đề của mình.

- Review Không thể ngừng suy nghĩ
- Trích dẫn Không thể ngừng suy nghĩ
Review Không thể ngừng suy nghĩ
Bạn có nghiện suy nghĩ không?
Bạn đã bao giờ bị mắc kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực cứ lặp đi lặp lại trong đầu chưa? Đi học, đi làm, chăm lo cho bản thân, chăm lo cho gia đình, bên ngoài trông vẫn tươi trẻ như bất cứ ai đang có một cuộc sống tốt. Vẫn có những giây phút vui vẻ, tuy nhiên bên trong lại cảm thấy lo lắng, bồn chồn và lệ thuộc vào chính những suy nghĩ của bản thân, tự trách mình đã cam chịu điều gì đó, nhưng lại không có dũng khí để thay đổi hay ra đi.
Bạn tự hỏi tại sao bản thân lại suy nghĩ tiêu cực như vậy, dù sự thật không hề tồi tệ đến thế? Muốn gạt bỏ suy nghĩ ấy ra khỏi đầu, nhưng càng cố gắng gạt bỏ, suy nghĩ ấy lại càng hiện hữu một cách rõ ràng hơn. Lấy một ví dụ dễ hiểu như việc mất ngủ thế này. Ngày mai sẽ là một ngày dài và có quá nhiều việc phải làm, mình biết rằng tối nay mình cần phải đi ngủ sớm, nhưng 30 phút qua đi, mình nằm trên giường và vẫn chẳng có dấu hiệu buồn ngủ. Lúc này mình bắt đầu hoặc đã lo lắng, những suy nghĩ cứ ập đến như: chết rồi không ngủ được thì phải làm sao đây, tối nay mình sẽ lại thức khuya để rồi sáng mai không thể dậy nổi, mình sẽ quá mệt mỏi vào ngày mai, mình sẽ cáu gắt và nổi điên vì mọi thứ mất, ngày mai rồi sẽ trôi qua không suôn sẻ thì phải làm sao? Mình đã từng tự hỏi bản thân như thế, tự chìm mình vào sự tiêu cực của những suy nghĩ dù ngày mai chưa hề tới. Và sau những chuỗi ngày đó, cuối cùng mình cũng tìm được lời giải cho bản thân, ít nhất là khiến mình thấy ổn hơn rất nhiều, mà đáp án thì lại thật đơn giản. Đó chính là hãy chấp nhận việc cơ thể mình chưa thể chìm vào giấc ngủ ngay lập tức. Bạn không lầm đâu, hãy thử chấp nhận chứ đừng chống đối hay sợ hãi.
Ngủ là một hình thức khiến cho cơ thể được nghỉ ngơi, vậy mục đích của việc ngủ là để nghỉ ngơi, chứ không phải nghỉ ngơi là để ngủ, đúng không nào. Mình đã tự nhủ rằng, mình đang nằm trên chiếu giường yêu quý của mình, chăm ấm đệm êm và một ngôi nhà an toàn, mình vốn đã đang nghỉ ngơi rồi, và khi cơ thể mình chấp nhận điều đó thay vì cố gồng lên để ngủ, mình đã thiếp đi lúc nào không hay. Đối với suy nghĩ cũng vậy thôi, càng tập trung để cố gắng loại bỏ suy nghĩ, nó càng trở thành sự ám ảnh. Và trong cuốn sách tâm lý gần đây mình đọc được (Tên sách: Không ngừng suy nghĩ) một trong những bài tập giúp đầu óc nhẹ nhàng hơn mà mình thấy rất ổn, và quan trọng là nó chỉ tốn 10 phút thôi:
Luyện tập khả năng chú ý vào một đối tượng nào đó (trong trường hợp này là hơi thở): Chú ý vào hơi thở và cảm nhận nó. Đừng cố gắng kiểm soát hoặc thay đổi bất cứ điều gì, chỉ tập trung và cảm nhận hơi thở của cơ thể mà thôi. Chú ý đến đến cảm nhận đang hiện diện ở hơi thở, quan sát những suy nghĩ sẽ xuất hiện mà không xâm nhận hay phán sát, chỉ cần tập trung vào hơi thở tiếp theo
Quan sát không phán xét: Suy nghĩ của chúng ta được hình thành từ quan điểm, thích và không thích, diễn giải, phân tích và phán đoán. Vì vậy, trong trường hợp đang bị ngộ độc suy nghĩ và muốn dọn dẹp bớt những suy nghĩ rác trong đầu, hãy thử quan sát mà không đặt phán xét nữa. Nó giống như việc Ngọc Trinh mua chiếc gương fake là việc của cô ta, nhưng khi đặt đánh giá về việc cô ta mua nó và bị phát hiện thì lại là việc của bạn, chính bạn tự add món hàng (sự việc này) vào trong giỏ hàng của bạn (trong đầu, trong tâm trí) của bạn. Vì vậy khi giỏ hàng quá đầy, hãy dừng việc đánh giá thêm nữa và bỏ bớt những thứ bạn đã add vào. Hãy chỉ nhìn sự việc là chính nó.