Lần cập nhật gần nhất December 16th, 2019 - 01:45 pm

Thời gian, cơ hội và lời nói là điều đã đi qua thì bạn sẽ không bao giờ lấy lại được. Bạn có chắc sẽ có thể vững tay chèo và nắm bắt được cơ hội tốt. Phải chăng có những lúc bạn đang cảm thấy trống rỗng và phân vân mà không nắm được kèo ngon béo bở chỉ vì sự tự ti nào đó. Qua cuốn sách “Mình là cá, việc của mình là bơi” sẽ giúp bạn có thêm nghị lực yêu bản thân hơn, không lãng phí cơ hội đến với mình. Với tinh thần và ý chí cầu tiến và tích cực bạn sẽ là chú cá bơi mạnh nhất trong đại dương bao la. Bố cục rõ ràng và dễ hiểu, hầu hết các bạn đọc qua cuốn sách này đều rất thỏa mãn về suy nghĩ tích cực lạc quan khi giải quyết vấn đề rất dỗi bình thường trong cuộc sống mà nhiều khi chúng ta không hề nghĩ ra.
- Tóm tắt
- Review (4)
- Trích dẫn
Tóm tắt
Cuốn sách này viết về 9 thói quen giúp một người thoát ra khỏi các suy nghĩ tiêu cực.
Ở mỗi thói quen, tác giả đưa ra cách lý thuyết, phương pháp giải thích vì sao nên xây dựng và duy trì thói quen đó. Đồng thời, ở mỗi phần tác giả có kể những câu chuyện “người thật việc thật” đã áp dụng thành công thói quen đang trình bày. Cuối mỗi chương là phần tóm tắt nội dung chương để thuận tiện cho việc nắm và nhớ nội dung.
– Thói quen 1: Chấp nhận toàn bộ con người mình
– Thói quen 2: Thay đổi cách nhìn chứ không thay đổi người khác
– Thói quen 3: Cụ thể hóa một cách triệt để
– Thói quen 4: Nhìn nhận mọi việc từ nhiều góc độ
– Thói quen 5: Tập trung vào những việc có thể làm được
– Thói quen 6: Chấp nhận số phận
– Thói quen 7: Từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo
– Thói quen 8: Nhìn nhận vấn đề một cách tích cực
– Thói quen 9: Sống cho giây phút hiện tại.
Nội dung cuốn sách chia làm 9 phần chính theo 9 thói quen. Tại mỗi phần lại có nhiều luận điểm độc lập và ví dụ minh họa. Do đó khó để tóm tắt nội dung cuốn sách vào một vài ý chính. Ở đây mình dẫn lại một vài góc nhìn của tác giả để các bạn có hình dung về một nội dung chi tiết trong cuốn sách sẽ được viết thế nào.
VD 1: Tạo ra và bảo vệ đường giới hạn của bản thân – thói quen số 2.
Tác giả khuyên người đọc tạo ra một giới hạn cho bản thân. Điều đó có nghĩa là mình tự đặt ra một cách tường minh những gì người khác có thể làm với mình, và những điều mình có thể làm với người khác. Khi xảy ra việc một người bị chửi mắng, bắt nạt, làm phiền, tác giả coi đó là hệ quả của việc có 2 người đã bị mất giới hạn.
VD 2: Cụ thể hóa triệt để để loại bỏ lo lắng từ sự mơ hồ – thói quen số 3.
Khi chúng ta có các cảm giác bất an hay khi chúng ta cảm thấy bị quá tải vì công việc, hãy viết chúng ra giấy. Việc viết ra giấy giúp chúng ta có cảm giác cảm xúc hay danh sách các công việc đã được kiểm soát. Từ đó chúng ta có thể nhẹ đầu giải quyết từng vấn đề một.
Khi đứng trước một quyết định mà mình chưa quen thuộc, việc lưỡng lự thường làm ta mất năng lượng và gây trì hoãn hành động. Khi ấy hãy tự hỏi mình ba câu hỏi: Điều tồi tệ nhất/ tuyệt vời nhất/ nhiều khả năng xảy ra nhất sẽ là gì? Tưởng tượng bản thân khi điều ấy xảy ra.
Làm như thế mọi việc sẽ trở nên rõ ràng hơn, tốc độ ra quyết định sẽ được nâng lên.
VD 3: Cuộc đời là bi kịch khi quay gần, nhưng là hài kịch khi quay xa – thói quen 4.
Đa số các việc trong cuộc đời, cho dù lúc mới xảy ra có vẻ nghiêm trọng đến đâu, sẽ phai nhạt theo thời gian. Chúng ta có thể dùng một cách để thay đổi cảm xúc và cân bằng trước một biến cố lớn là thay đổi tiêu cự của “máy ảnh thời gian”. Tức là thay vì chỉ nhìn nhận sự việc trong quy chiếu của khoảng thời gian ngắn ở hiện tại, chúng ta nhìn nhận sự việc theo quy tắc 10.10.10. Ta sẽ nhìn nhận việc này thế nào sau 10 giờ sau, 10 tháng sau, 10 năm sau.
VD 4: Tập trung vào quá trình nhiều hơn là kết quả – thói quen 5.
Càng những lúc không ra kết quả, càng tập trung vào hành động. Khi những ngày giá lạnh đến mức hoa không thể nở được, hãy cắm rễ xuống sâu hơn, sâu hơn nữa. Chẳng mấy chốc nụ hoa ấy sẽ hé nở thành bông hoa tuyệt đẹp thôi. Vì vậy, khi đắn đo, hãy hành động.
– Tuan Leminh