Lần cập nhật gần nhất December 30th, 2020 - 01:38 pm
Chìa khóa của một cuộc sống tốt đẹp không phải là quan tâm nhiều hơn, mà là quan tâm ít đi, chỉ quan tâm tới điều gì là thật, gần gũi và thực sự quan trọng. “Nghệ thuật tinh tế của việc ‘đếch’ quan tâm” sẽ không dạy bạn cách để đạt tới điều này hay điều nọ, mà là làm thế nào để vứt bớt và buông bỏ… Nó sẽ hướng dẫn bạn cách nhắm mắt lại và tin rằng bạn có thể ngã ngửa ra đằng sau mà vẫn ổn. Nó sẽ dạy bạn: ĐỪNG CỐ”
“Trong cuộc sống của tôi, tôi đã từng rất quan tâm về nhiều người và nhiều điều. Tôi cũng đồng thời không quan tâm tới nhiều người và nhiều điều. Những thứ tôi chẳng thèm quan tâm ấy đã tạo nên tất cả những khác biệt.”

- Review Nghệ thuật tinh tế của việc 'đếch' quan tâm (2)
- Tóm tắt Nghệ thuật tinh tế của việc 'đếch' quan tâm
- Trích dẫn Nghệ thuật tinh tế của việc 'đếch' quan tâm
Review Nghệ thuật tinh tế của việc 'đếch' quan tâm (2)
Nghệ Thuật Tinh Tế Của Việc Đếch Quan Tâm – The Subtle Art Of Not Giving A F*ck
Khi Triết Lý Phật Giáo được diễn giải theo một cách không thể New York hơn.
Tôi đọc cuốn sách này vào một trong những cái thời điểm đen tối nhất cuộc đời mình (hoặc ít nhất là tôi cho là như vậy). Và tôi tìm đến cuốn sách trong một niềm hi vọng là sẽ tìm lại được cái gọi là bình yên trong cuộc đời mình bằng cách học cách buôn bỏ và không quan tâm đến cái quỹ cha gì nữa. Ơ thế mà cuốn sách này đúng ra là bộp cho tôi vài cái cực kì đau đớn và ném tôi vào một đống c*t không thể thối hơn và sau đó dạy tôi rằng cái đống c*t ấy tuyệt vời đến như thế nào và tôi nên tận hưởng nó ra sao. Yeah, đây sẽ là những trải nghiệm rất lạ của bạn khi đọc cuốn sách phát triển bản thân có một không hai này. Tôi sẽ không viết quá nhiều về những gì tôi tâm đắc ở cuốn sách này bởi nếu làm vậy thì bài này nó thành bài tóm tắt sách mất! Thêm nữa tôi nghĩ mỗi người sẽ có một trải nghiệm trọn vẹn hơn khi tự đọc, tự cười, tự khóc, tự khó chịu và tự cảm thấy bản thân mình thật bình an khi ngộ ra những điều mà cuốn sách này phản chiếu cuộc đời bạn.
Nói đôi chút về cái ông Mark Manson này. Ổng từng là một người mắc chứng sợ kết nối với xã hội (điểm này khá giống tôi khi còn đi học). Tốt nghiệp đại học vào đúng cái thời điểm không thể nào c*t hơn, chính là cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 (ổng tốt nghiệp năm 2007). Sau một thời gian làm việc thì ổng quyết địch mặc kệ tất cả và đi chu du vòng quanh thế giới để có thể tập trung vào nghiệp viết lách về tư vấn tình cảm của mình (ba cái câu chuyện này ổng sẽ kể cho bạn nghe vào những chương cuối của cuốn sách). Như bạn thấy đấy hắn ta rất … bình thường. Không có một cái gì vĩ đại như những tác giả của những cuốn sách phát triển bản thân trước đây như Zig Ziglar, Tony Robbin, Nappoleong Hill, Robert Kiyosaki v.v…. Chỉ là một bloger đi vòng quanh thế giới với những cuộc vui chơi và hang tá người tình, sau đó thì quay về New York an phận với một người vợ tuyệt vời. Thế nhưng nhờ cái sự bình thường ấy mà Mark Manson đưa cho chúng ta những góc nhìn thật sự đặc biệt và một cuốn sách thật sự lạ trong dòng sách gây rất nhiều tranh cải chính là Self-help.
Có thể nói đây là một cuốn sách vừa gần gủi và dễ hiểu nhưng cũng khó nhằn vãi c*t ra vì dù gì nó cũng còn cả tầng tầng lớp lớp ý nghĩa ở phía sau đó nữa. Dù sao thì Mark cũng áp dụng rất nhiều triết lý phật pháp vào trong cuốn sách này của mình. Cuốn sách này là thật sự rất tuyệt vời cho thể hệ trẻ ngày này, một thế hệ toàn những kẻ ảo tưởng sức mạnh (cơ mà tôi cũng thế thôi).
Bản dịch này của Thanh Hương không đến nỗi tệ đâu, tuy nhiên thì TIKI có cuốn này tiếng Anh và nếu có khả năng thì đọc sách gốc vẫn là một lựa chọn tuyệt vời hơn để bạn cảm nhận được cái sự bựa của thằng cha này. Tôi chắc cũng sẽ đặt mua bản tiếng Anh để đọc lại lần nữa ngay đây. Vì tính chất cuốn này nên tôi dùng lời văn có hơi khác với những review trước đây của mình, mong là bạn không phiền, cơ mà tôi cũng chả quan tâm mấy đâu. Chúc một ngày tốt lành.
Nghệ thuật tinh tế của việc ‘đếch’ quan tâm
Tóm lược:
- Nội dung cần thiết cho con người ngày nay
- Văn vẻ tiếp cận giới trẻ, có chút thô tục nhưng khá thoải mái, hài hước.
- Hơi khó hiểu
- Bố cục có vẻ lộn xộn, không hoàn toàn phục vụ nhan đề, nó không phải kiểu từ ý lớn bổ ra ý nhỏ mà là nhiều những ý vừa
Túm váy lại là cũng đáng để đọc.
Làm rõ một chút:
Đếch quan tâm ở đây không đồng nghĩa với trở nên thờ ơ, vô cảm mà chỉ là thu hẹp phạm vi quan tâm của bạn lại để bạn cảm thấy thoải mái hơn với những điều xứng đáng hơn.
Vào vấn đề:
Tại sao cứ luôn tồn tại những kẻ không thích mình?
Sao cái bọn đáng ghét ấy có thể nói năng không suy nghĩ gì thế hả, ông mày cũng biết tổn thương đóooo! Ừ ông mày làm chưa tốt, nhưng nhưng….
Đấy, nếu cứ quan tâm đến cái chuyện “sa mạc có bao nhiêu hạt cát” thì lấy đâu ra thời gian để quan tâm Dương Dương đẹp trai vô địch thiên hạ hay đọc tạp chí có in hình mấy cô nóng bỏng, quyến dũ.
Vậy nên kệ, kệ cha chúng nó. Đừng quan tâm đến lũ dở hơi ấy rồi tự dằn vặt, ép mình theo một khuôn khổ nào đấy mà mình éo muốn để hài lòng người khác. Nếu cần có sự thay đổi, ắt chỉ là hoàn thiện thêm cái mình đang có, để nó đi từ sai vô tội vạ đến ít sai hơn.
Hãy thôi đay nghiến bản thân và chấp nhận rằng mình là thế. Những thứ mà bạn để tâm đến nó quá mức thì kết quả thường không xứng đáng với năng lực của bạn. Ví dụ bạn dẫn cô em xinh đẹp nào đó đi hẹn hò và bạn muốn thể hiện tài năng bắn súng ngầu lòi của mình nhưng vì quá thấp thỏm nên tạch hết. Tuy nhiên, nếu bạn thờ ơ với việc quan trọng thì bạn sẽ xử lý nó một cách tùy tiện và kết quả bạn biết rồi đấy… Não bộ đúng là khốn khiếp.
Và tôi xin phép bật like với quan điểm của thằng Mark: Hạnh phúc đến từ việc giải quyết các rắc rối.
Ừ, cái thế giới tràn ngập màu hồng nhìn có vẻ đẹp đấy, con người ta sống bất tử và mọi người yêu thương lấy nhau. Ô mà nếu không chết thì tất cả còn giá trị éo gì nữa? Nếu mọi người đều yêu thương nhau thì… Thì sao? Tôi không biết, nhưng đại khái về câu nói của của Joker: “Khi không còn những thằng như tao! Ai sẽ cần đến mày chứ người hùng?” Bạn hiểu chứ?
Chính những điều mà ta nghĩ là xấu xí lại mang lại sự đẹp đẽ mà ta ao ước, vậy đấy.
À rồi, cuối cùng xin lưu ý rằng đến khi bạn có thể bỏ qua lời lẽ xấu xa của người khác cũng đừng biến mình thành một kẻ tự phụ. “À, kệ cha chúng mày, tao đếch thèm quan tâm, lũ ngu dốt, bố mày perfect lắm”. Thằng Mark sẽ bị người ta nguyền rủa chết đấy. Khi để ý đến sự phê phán của người khác đồng nghĩa rằng bạn sẽ mỏi mệt, tổn thương nhưng thực chất nó cũng thúc đẩy bạn tiến bộ (tạm bỏ qua những đứa quá mỏng manh). Vì thực tế, điều người ta nói liệu về bạn liệu có sai không? Hãy nghi ngờ bản thân mình một chút để trưởng thành thêm một chút, điều đó chẳng có gì sai cả… vì bạn cũng chẳng đặc biệt lắm đâu.