Lần cập nhật gần nhất November 20th, 2020 - 10:11 am
Michael Porter đã truyền bá quan niệm cho rằng một công ty sẽ thắng nếu xây dựng được một lợi thế cạnh tranh thích hợp và bền vững. Có được lợi thế cạnh tranh cũng giống như cầm dược một khẩu súng trong trận chiến với giáo mác vậy.
Điều đó đúng, tuy nhiên ngày nay phần lớn các lợi thế không còn thích hợp và chỉ có một số ít bền vững. Lợi thế chỉ mang tính tạm thời. Ngày càng có nhiều công ty chiến thắng không phải chỉ dựa vào một lợi thế duy nhất mà nhờ biết luôn luôn tạo thêm lợi thế khác cao hơn cái sẵn có. Người Nhật là bậc thầy về phương pháp đó, trước hết họ bắt đầu với giá rẻ, sau đó là thêm nhiều tính năng hơn, rồi chất lượng tốt hơn, và kế đến là vận hành nhanh hơn. Người Nhật biết rằng tiếp thị là một cuộc đua không có mức đến.
Công ty có thể phát triển lợi thế cạnh tranh từ nhiều nguồn, như tính ưu việt về phẩm chất, tốc độ, an toàn, dịch vụ, mẫu mã, và độ tin cậy, đi cùng với chi phí thấp, giá rẻ… Thông thường lợi thế là sự kết hợp thống nhất những yếu tố kể trên chứ không phải chỉ duy nhất một viên đạn bằng bạc có thể tạo ra lợi thế.
Để thành công, công ty phải kết hợp một nhóm các lợi thế bổ sung lẫn nhau xoay quanh một ý tưởng chủ đạo. Wal- Mart, IKEA, và Southwest Airlines có những nhóm lợi thế riêng biệt giúp bán được giá rẻ hơn trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của họ. Neil một đối thủ cạnh tranh nào đó bắt chước được một vài chiêu thức thì cũng không thể tạo được lợi thế cạnh tranh thành công như họ.
Cũng cần phải biết là lợi thế chỉ là tương đối chứ không tuyệt đổi. Nếu đối thủ tăng trưởng 30 phần trăm mà bạn chỉ được 20 phần trăm thôi thì có nghĩa là bạn đang mất lợi thế cạnh tranh. Hãng hàng không Singapore luôn nâng cao chất lượng dịch vụ, nhưng Cathay Pacific còn làm được nhiều hơn nữa; nhờ vậy nó dần dần bắt kịp Singapore Airlines.