Thông qua cuốn sách “Sự minh định của địa lý” tác giả không ngừng và tuyên truyền cho một khái niệm rất kinh điển về địa lý và hoàn cảnh địa lý, đó là vai trò của hoàn cảnh địa lý theo hướng Quyết định luận địa lý và vấn đề địa chính trị thể hiện qua cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các quốc gia, các cường quốc và các vùng địa chính trị, cuốn sách đã nhận được khá nhiều phản ứng trái chiều và những luồng nhận định khác nhau.
Review Sự minh định của địa lý (2)
Khoan, Địa chính trị là gì vậy ta ?
Đó là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể, địa chính trị xem xét việc các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa hình tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế.
Những học thuyết xoay quanh khái niệm này cũng như nhưng thực tế đang diễn ra tại các khu vực nóng bỏng trên thế giới dựa trên các phân tích có tính khoa học chính là điều làm nên giá trị cuốn sách.
Xuyên suốt cuốn sách là luận điểm: Địa chính trị là sự ảnh hưởng của hoàn cảnh địa lý tới những cuộc đấu tranh của loài người. Hiểu rõ được địa lý của một quốc gia, là người ta có thể biết được tất cả về chính sách đối ngoại của quốc gia đó.Luận điểm này được tác giả chứng minh trong suốt cuốn sách, bằng những ví dụ vô cùng sống động. Một ví dụ điển hình là Anh và Đức, Anh là một nước biển đảo, còn Đức là một cường quốc ở trung tâm của châu u, chỉ có một mặt giáp biển, không có núi che chắn, nên nước Đức hướng u rõ rệt và luôn tự thấy mình là trái tim của châu u. Trong khi Anh được bảo vệ bởi những đường biên giới biển, với định hướng vươn ra đại dương, và nhờ vậy đã phát triển một hệ thống dân chủ sớm hơn nhiều so với các nước láng giềng và gây dựng mối quan hệ xuyên Thái Bình Dương, đặc biệt với Mỹ.
Một ví dụ khác là châu Phi, có diện tích rộng lớn gấp năm lần châu u, nhưng nghèo nàn; bởi vì bờ biển ở đây ít tạo ra những hải cảng tốt, ngoại trừ các hải cảng ở Đông Phi. Sông suối không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cũng không thể dùng cho giao thông đường thuỷ, vì nhiều ghềnh thác khiến phần nội địa của châu Phi bị cô lập với phần duyên hải ven biển, khó tạo nên một kết nối giao thương.
Sa mạc Sahara rộng lớn cũng là một cản trở lớn cho sự tiếp xúc với các nền văn minh Địa Trung Hải rực rỡ từ thời cổ đại. Thời tiết khắc nghiệt, ít mưa lớn và nhiệt độ cao, khiến vùng này không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy thế, nên nhớ rằng địa lý thông báo nhiều hơn quyết định. Địa lý không đồng nhất với định mệnh một quốc gia.
Vì tác giả là công dân Mỹ, hẳn nhiên ông sẽ có thiên hướng ca ngợi hóa và bảo vệ quyền lực cho nước Mỹ, chứ không tìm kiếm một sự cân bằng chung cho toàn cầu. Tuy vậy, vẫn có thể đánh giá đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, tư liệu phong phú, trích dẫn đầy đủ, dày hơn 400 trang, kèm tài liệu tham khảo với nhiều nhận xét mới mẻ và được viết bằng văn phong sắc sảo, rất đáng để các bạn đọc dành thời gian nghiền ngẫm.
REVIEW SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ -MỘT CÁI NHÌN VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
“Chúng ta thường rất thích tin là có thể tự kiểm soát được vận mệnh của mình, nhưng Địa lý đã dạy chúng ta là nên nhận thức rõ những giới hạn của mình, để hiểu được tầm với thực sự cho hành động của mình”.
Đây là một trích dẫn mà đối với mình đã gần như thể hiện toàn bộ nội dung trong Sự minh định của Địa lý – một cuốn sách mà tác giả Robert D Kaplan vốn là một nhà báo Quốc tế, giáo sư học viện Hải quân và từng là thành viên của hội đồng Quốc Phòng Hoa Kỳ.
Sự minh định của Địa lý là một cuốn sách dài 474 trang sách giấy hay 760 trang ebook dày đặc những trích dẫn, học thuyết của những sử gia lỗi lạc nhất thế giới về Địa lý có tầm quan trọng đến thế nào trong việc duy trì hoà bình hay chiến tranh, ổn định phát triển hay liên tục bất ổn về an ninh, lương thực, năng lượng như Mahan, Mackinder, Spykman cùng những tên tuổi khác. Cộng với trải nghiệm thực tế của tác giả khi liên tục đi đến những điểm nóng về mặt Địa Lý trên thế giới. Choáng ngợp là những gì mình mô tả về phong cách viết hết sức phô diễn sự hiểu biết, cách vận dụng ý tưởng và trích dẫn của nhiều sử gia khác (Thật ra là khá nhiều đối với mình) trong Sự minh định của Địa Lý.
Đây là một cuốn sách kết hợp nhiều tư liệu + lịch sử + địa lý nên không hề dễ đọc, cũng như đầy sự học thuật, uyên bác do được viết bởi một chuyên gia, nhà báo, giáo sư kiêm thành viên cố vốn Quốc phòng Mỹ. Tất nhiên cách tác giả Kaplan viết cũng đã làm cho việc tiếp nhận thông tin hay khái niệm về Địa lý trở nên khá dễ dàng.
Để có thể cảm thấy thời gian đọc Sự minh định của Địa Lý không lãng phí thì việc bạn nắm rõ về lịch sử, chính trị cùng một phần địa lý, khu vực đang là tâm điểm trên thế giới như Trung Đông, Ấn Độ – Trung Quốc hay các vùng biển đang diễn ra tranh chấp như Biển Đông là những yêu cầu nhất định. Nếu không, chắc chắn đây là cuốn sách khiến cho bạn cảm thấy cụt hứng đọc ngay từ những dòng đầu tiên. Nhưng nếu có thể đọc, thực sự đây là một trong những cuốn sách sẽ đem tới một tầm nhìn khác cho người đọc về Địa – Chính trị trên toàn thế giới.
Napoleon từng nói, khi biết được Địa lý của một quốc gia, người ta đã biết được tất cả về chính sách đối ngoại của nó. Xuyên suốt cuốn sách, Kaplan dẫn chứng nhiều khu vực trên khắp thế giới để chứng minh tình thế Địa chính là yếu tố then chốt, sống còn vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của mỗi quốc gia. Khi nắm bắt càng nhiều về Địa lý, mỗi Quốc gia mới có thể hành động đúng, không bỏ lỡ thời cơ và được an toàn vì mọi quốc gia từ thời cổ đại cho đến bây giờ đều liên tục tranh đấu cho sự sống còn và lợi thế của mình, vì thế người thắng sẽ là kẻ biết nắm lấy thời cơ, đón trước và làm chủ được các tình huống. Trái lại, những quốc gia chỉ biết an hưởng thanh bình đều đi đến thất bại.
Mình vẫn khẳng định đây là một cuốn sách khó nhằn, dù hấp dẫn và rất nhiều thông tin trong cuốn sách này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về những vấn đề vẫn đang rất nóng trên bản đồ chính trị thế giới như:
– Chính vì Địa lý là lý do chính khiến cho một số Quốc gia sẽ được quản lý tốt hơn dưới 1 chế độ, một độc tài thay vì nền dân chủ.
– Cũng lại do Địa Lý đã sắp xếp số phận giàu có và nghèo khổ của các Quốc gia trên thế giới ngay từ thời cổ đại. Ví dụ các nơi ôn đới sẽ sớm phát triển thành các xã hội có tổ chức hơn. Các nước nằm ở vành đai sa mạc sẽ kém phát triển hơn, lý do chính khiến Châu Phi bị ngăn cách khỏi thế giới văn minh (Trừ vài nước Bắc Phi tiếp cận Địa Trung Hải) bởi Sahara đã chịu thiệt thòi thế nào. Các Quốc gia, dân tộc sống ở vùng đất khắc nghiệt, sáng nóng chiều lạnh trên các hoang mạc như người Hung nô, người Mông Cổ thường có thể chất tốt, hiếu chiến và tàn bạo…
– Quốc gia nào không có đường biên giới Biển, quốc gia ấy rất nghèo và lạc hậu vì không phát triển được giao thương và văn hoá.
– Mỹ là quốc gia được lợi nhất về mặt Địa lý khi lãnh thổ trải dài trên một vùng đất Ôn đới ổn định ở hai đầu Đông – Tây và nằm giữa hai Đại dương quan trọng nhất thế giới.
– Tại sao Trung Đông luôn là điểm nóng trên thế giới từ 3000 năm trước cho đến tận bây giờ.
– Tại sao nước Nga lại căng thẳng với phương Tây vì sự khó khăn của Quốc gia này khi tiếp cận các cảng biển với Châu Âu và cuối cùng cũng đã dẫn tới những trận chiến tranh để Nga mở được đường ra biển dưới thời Peter Đại đế trong thế kỷ 18 và cho đến tận bây giờ.
– Irag, Iran và Afghanistan trong những năm gần đây luôn trở thành tâm điểm của sự khủng bố, hỗn loạn, chiến tranh một phần vì dầu mỏ, tôn giáo và đối với tác giả thì ba Quốc gia này nằm trên Trung tâm vận chuyển từ năng lượng, lương thực, súng đạn, con người khắp Trung Đông, Châu Á và Bắc Phi.
– Bắc Triều Tiên và Đài Loan sẽ luôn là hai điểm nóng ở Đông Á và tiềm ẩn nguy xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Mỹ với các đồng minh. Hai quốc gia này dù nhỏ, nhưng sở hữu biên giới biển quan trọng ở Thái Bình Dương. Tác giả nhận định rằng nếu Trung Quốc thống nhất Đài Loan và thâu tóm Bắc Triều Tiên thì sẽ đe đoạ sự độc bá của Mỹ ở Thái Bình Dương. Ngược lại, Mỹ cũng sẽ làm mọi cách để kiềm toả Trung Quốc trong giới hạn của nó.
Cuối cùng là vị trí quan trọng của Việt Nam ở Biển Đông được Kaplan công nhận là sẽ là nơi diễn ra nhiều tranh chấp, nguy cư cơ xung đột nhưng đồng thời cũng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế cho Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Biển Đông nằm chính giữa điểm vận chuyển bằng đường thuỷ lên Đông Á, nơi các nước giàu có và phát triển nhất nằm ở đấy như Nhật, Hàn, Đài Loan và Trung Quốc. Xuống dưới phía Nam thì Biển Đông là điểm trung chuyển giữa các nước Đông Nam Á, Úc và Ấn Độ Dương.
Vì thế, Kaplan nhận định từ năm 2012 – thời điểm viết cuốn sách này rằng: Sớm muộn Trung Quốc sẽ tăng cường sức mạnh quân sự xuống Biền Đông khi bị kiểm toả ở khu vực Đài Loan – Triều Tiên. Và Mỹ cũng đồng thời hỗ trợ cho các đồng minh của mình bằng cách này hay cách khác để tránh trường hợp Trung Quốc độc bá Biển Đông.
Cùng rất nhiều thông tin, câu chuyện lịch sử, chính trị khác rất thú vị được đề cập trong cuốn sách này.
4/5 cho Sự minh định của Địa lý.
– Đức Nhân